Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

淨土大經解演義

Phần 66

Chủ giảng: Lăo pháp sư Thích Tịnh Không

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo duyệt: Huệ Trang và Đức Phong

 

Tập 131

 

       Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin xem Đại Thừa Lượng Thọ Kinh Giải, trang một trăm bốn mươi tám, xem từ hàng cuối cùng:

Thiện năng phân biệt chúng sanh ngữ ngôn” (khéo thể phân biệt ngôn ngữ của chúng sanh). Trong các bản dịch gốc, câu kinh văn này trích từ bản Đường dịch; kinh văn trong bản Ngụy dịch ghi “nhập chúng ngôn âm, khai hóa nhất thiết” (hiểu ngôn âm của đại chúng, nhằm khai hóa hết thảy). Ư nghĩa như nhau, nhưng văn tự được phiên dịch khác nhau. Chúng ta đọc phần chú giải dưới đó: Tịnh Ảnh Sớ viết: Nhập vị giải dă, vị giải chúng sanh chủng chủng ngôn âm, dụng chi khởi thuyết. Hội Sớ dẫn Mật Tích kinh vân: Thử tam thiên đại thiên thế giới hữu bát thập tứ ức bách thiên cai chúng sanh chi loại, ngôn từ các dị, kế thị nhất thiết giai quy nhất nghĩa chí chân chi huệ, Bồ Tát ứng thù xướng dị ngôn, thuyết pháp khai hóa. Mật Tích kinh phục vân: Thử Bồ Tát năng nhập chủng chủng ngôn âm, năng thuyết pháp khai hóa” (Tịnh Ảnh Sớ giảng: “Nhập có nghĩa là hiểu; hiểu biết các ngôn âm của chúng sanh, dùng đó để khởi lên các lời nói”. Hội Sớ dẫn lời kinh Mật Tích như sau: “Tam thiên đại thiên thế giới này có tám mươi bốn trăm ngàn cai loại chúng sanh, ngôn từ đều khác biệt” (Cai là một trăm triệu). Xét ra, hết thảy đều quy về trí huệ nhất nghĩa chí chân. Bồ Tát thuận theo các loại chúng sanh sai khác mà nói những lời khác nhau để thuyết pháp, khai hóa. Kinh Mật Tích cũng chép: Bồ Tát này có thể nhập các thứ ngôn âm, nên có thể thuyết pháp, khai hóa”). Chúng ta xem đến chỗ này.

      Đây [câu kinh văn được ghi trong] bản dịch của ngài Khang Tăng Khải: Nhập chúng ngôn âm, khai hóa nhất thiết”. Tịnh Ảnh Sớ tác phẩm chú giải bản Ngụy dịch. Bản chú giải này được lưu thông rất rộng tại Trung Quốc, người đọc rất nhiều. Tịnh Ảnh là ngài Tiểu Huệ Viễn, tức là pháp sư Huệ Viễn đời Tùy. Ngài chú giải chữ Nhập (), Nhậpnghĩa Giải (), tức lư giải. Không chỉ giải, mà c̣n lư giải ở một mức độ khá sâu, nên dùng chữ Nhập, chẳng dùng chữ Giải. Ư nghĩa là “v giải chúng sanh chủng chủng ngôn âm, dụng chi khởi thuyết” (có nghĩa là hiểu các thứ ngôn ngữ, âm thanh của chúng sanh, dùng điều đó để khởi lên các lời nói). Câu này nói theo cách hiện thời s là “thiên tài ngôn ngữ, trong Phật pháp gọi là Vô Ngại Biện Tài. Người ấy thể hiểu ngôn âm, ngôn ngữ của hết thảy chúng sanh. Người ấy đă có thể hiểu, lại c̣n có thể sử dụng ngôn ngữ giống hệt như họ để thuyết pháp, chỉ dạy họ, giúp họ khai ngộ. Chữ Nhập này có ư nghĩa sâu xa! Nếu chẳng tinh thông ngôn ngữ cùng loại với chúng sanh, làm sao quư vị thể dạy họ cho được? Bồ Tát chẳng thể thiếu năng lực ấy. Nếu thiếu, sẽ chẳng thể phổ độ chúng sanh. Chúng sanh có bao nhiêu? Quá nhiều! Đúng vô lượng vô biên, chẳng có cùng tận!

       Trong đoạn kinh Mật Tích được sách Hội Sớ trích dẫn, đă nói đến khu vực giáo hóa của Thích Ca Mâu Ni Phật, ngoài khu vực giáo hóa của Phật Thích Ca bèn chẳng nói đến, chỉ nói một khu vực giáo hóa này. Khu vực giáo hóa này là một tam thiên đại thiên thế giới. Tam thiên đại thiên thế giới (Trisāhasra Mahāsāhasra Lokadhātu), thưa cùng chư vị, là một đại thiên thế giới. V́ sao nói một đại thiên thế giới tam thiên? được kết hợp bởi tiểu thiên (Sāhasra Cūḍika Lokadhātu), trung thiên (Dvisāhasra Madhyama Lokadhātu), và đại thiên thành một đại thiên thế giới, những điều này trong phần trước đă có nói rồi. Lấy núi Tu Di (Sumeru) làm trung tâm, vây quanh núi Tu Di là bốn đại bộ châu, mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, đó là một đơn vị thế giới (tiểu thiên thế giới). Trước kia, rất nhiều người trong chúng ta hiểu lầm, tôi cũng chẳng phải là ngoại lệ, đều nghĩ Thái Dương Hệ là một đơn vị thế giới. Sau này, gặp lăo cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, cụ là một người học khoa học, dạy môn tuyến điện trong nhà trường, cụ dạy môn ấy. Cụ cũng tu tŕ Phật pháp rất tốt đẹp, thể nóithông Tông, thông Giáo, Hiển, Mật viên dung, chẳng phải là một vị cư sĩ b́nh phàm. Chúng tôi thường nói cụ phải thuộc vào đẳng cấp Bồ Tát. Cụ bảo tôi: “Đức Phật nói một đơn vị thế giới, trên thực tế một hệ Ngân Hà như trong khoa học hiện tại đă nói”. Tôi nghe cụ nói lời ấy, suy nghĩ cũng thấy rất lư, sao? Trung tâm của một đơn vị thế giới núi Tu Di, quư v thấy mặt trời cũng xoay quanh lưng chừng núi Tu Di. Thái Dương Hệ đúng là xoay quanh bên ngoài hệ Ngân Hà. Trung tâm của hệ Ngân Hà là Lỗ Đen (Black Hole), các khoa học gia hiện thời cho biết [trung tâm của hệ Ngân Hà] là một lỗ đen rất lớn.

      ……. Chính giữa Ngân Hà là lỗ đen có sức hút quá lớn, ngay cả ánh sáng cũng chẳng thoát ra được, đều bị hút vào đó! Sức hút mạnh dường ấy! Nếu sức hút ấy trực tiếp đối diện với mặt trời, [sẽ tạo thành] những cơn băo trên bề mặt của mặt trời. Chúng ta biết mặt trời là một quả cầu lửa, là một khối lửa to, hoặc biển lửa. Dường như mặt trời to hơn địa cầu một trăm ba mươi vạn lần. Thể tích ấy so với địa cầu to dường ấy, là một biển lửa. Sức hút ấy tạo thành cơn băo mặt trời, băo mặt trời thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến địa cầu…… Cũng có người nói điều này sẽ khiến cho địa cầu nẩy sanh vấn đề, vấn đề ǵ vậy? Trên địa cầu có rất nhiều núi lửa, sức hút ấy khiến cho núi lửa trên địa cầu bùng nổ, vấn đề bèn nghiêm trọng. Nếu các núi lửa trên địa cầu đều bùng nổ, sẽ gây nên động đất nghiêm trọng. Dưới đáy biển cũng có rất nhiều núi lửa, sẽ gây ra sóng thần rất lớn, phiền phức to lớn.

      Chúng ta chớ nên chẳng nghiêm túc niệm Phật. Niệm Phật sẽ không sợ, sẽ thấy [những tai nạn vừa nói trên đây] như một cộng nghiệp, do cộng nghiệp cảm vời…... Chính v́ người trên địa cầu vứt bỏ luân lư đạo đức, vứt bỏ giáo huấn của tổ tiên và thần thánh, tạo tác hết thảy ác nghiệp chẳng kiêng dè mảy may! Chẳng đáng sợ ư? Nói theo thời cổ, người tạo nên tội nghiệp bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, trời đất chẳng dung, tai nạn hiện thời là do trời đất chẳng dung! phải chuyện trùng hợp hay không? Tôi nghĩ cũng có thể là như vậy! Nếu mọi người trên địa cầu đều có thể tuân thủ giáo huấn của cổ thánh tiên hiền, vâng giữ luân lư, đạo đức, thông đạt, hiểu rơ chân tướng sự thật nhân quả, mỗi người trên thế gian này đều là người tốt, đều là thượng phẩm Thập Thiện, sẽ chẳng xảy ra tai nạn ấy. Nói như vậy có hợp lư hay không? Nói theo Phật pháp th́ cũng hợp lư, sao? Trong kinh, đức Phật đă dạy rất nhiều lần: Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng”. Tâm địa thuần thiện thuần tịnh, có thể khiến cho sức mạnh của tai nạn giảm nhẹ…….. Do trong kinh đức Phật đă nói: “Tâm, Phật, chúng sanh, ba thứ chẳng sai biệt”. Thiện tâm, thiện hạnh của chúng ta kết hợp lại, tai nạn là “chúng sanh”, v́ do các duyên ḥa hợpsanh ra hiện tượng ấy. Trong ba điều ấy, do thiện tâm chúng sanh kết hợp lại, sẽ thành hai phần ba, chắc chắn là hai điều ấy trỗi hơn một phần ba. Chúng ta liên tưởng đến vấn đề lư luận như thế, bèn có lư do để tin tưởng vấn đề này có thể khắc phục được. Điều trọng yếu là nhân loại chúng ta phải quay đầu…..… Đối với chúng ta mà nói, chuyện này cũng không phải là chuyện xấu, mà là chuyện tốt, nhắc nhở chúng ta phải nghiêm túc nỗ lực tu hành.

      Theo kinh dạy, [khu vực giáo hóa của] Thích Ca Mâu Ni Phật một tam thiên đại thiên thế giới; trong một tam thiên đại thiên thế giới có bao nhiêu hệ Ngân Hà? Mười ức. Nếu chúng ta coi một hệ Ngân Hà trong vũ trụ là một đơn vị thế giới th́ tam thiên đại thiên thế giới tất cả mười ức đơn vị thế giới. Phạm vi to lớn như vậy là khu vực giáo hóa của Thích Ca Mâu Ni Phật. Khu vực giáo hóa của lăo nhân gia to dường ấy, thế giới ấy có tên là thế giới Sa. Trong thế giới này, có bao nhiêu chủng loại chúng sanh? “Hữu bát thập tứ ức bách thiên cai chúng sanh chi loại” ( tám mươi bốn ức trăm ngàn cai loại chúng sanh). “Cai” () tên một số đếm của Trung Quốc vào thời cổ, giống như hiện thời chúng ta nói đơn vị, mười, trăm, ngàn, vạn, mười vạn, trăm vạn, ngàn vạn. Một vạn vạn là Ức (), một vạn Ức là Triệu ()[1], đây là một con số lớn, mười Triệu là Kinh (), giống như chữ Kinh trong kinh điển. Mười Kinh là một Cai, con số to như vậy đó. Các loài chúng sanh nhiều ngần ấy. Những chúng sanh ấy ngôn ngữ mỗi loài mỗi khác, [tức là] nói đến ngôn ngữ th́ mỗi loài có ngôn ngữ riêng. Chúng ta chẳng cần nói tới súc sanh, ngạ quỷ, chẳng bàn tới những loài ấy, chỉ nói về nhân loại chúng ta, chẳng nói tới ngoại quốc, chỉ nói Trung Quốc th́ phương ngôn (ngôn ngữ địa phương) của Trung Quốc bao nhiêu loại? Có đến một vạn loại hay không? Chúng tôi tin là có thể như vậy. Đối với các ḍng họ tại Trung Quốc, nay chúng ta lập Vạn Tánh Tiên Tổ Kỷ Niệm Đường, các ḍng họ tại Trung Quốc có hơn hai vạn bốn ngàn. Sống trong cùng một cuộc đất mà ngôn ngữ khác nhau. Hiện thời, giao thông thuận tiện, nhanh chóng, thông tin phát triển, có Internet và các phương tiện truyền thông, TV phát sóng mỗi ngày, tiếng Phổ Thông biến thành một ngôn ngữ chung [của người Trung Hoa]. Trừ tiếng Phổ Thông ra, c̣n có phương ngôn của các địa phương, khác hẳn nhau. Thuở bé, tôi sống ở Phước Kiến, nên tôi biết tiếng Phước Kiến rất phức tạp, người ở trong thành và người ngoài thành nói năng khác nhau. Sau khi ra khỏi thành, nghe người ngoài thành nói chuyện, rất nhiều câu chúng tôi nghe chẳng hiểu, thật đấy, chẳng giả đâu nhé! Bồ Tát không đơn giản, Ngài thông thạo toàn bộ các loại ngôn ngữ. Ngài có cần phải học hay không? Chẳng cần học! Chẳng cần phải học mà có thể thông suốt, nay chúng ta có lư do để tin tưởng. Từ thí nghiệm với nước của tiến sĩ Giang Bổn Thắng, chúng ta đă thấy tin tức này. Nước khoáng vật, chẳng phải sinh vật, thể hiểu các thứ ngôn ngữ khác nhau, thể nhận biết các thứ văn tự khác nhau. Hết thảy chúng sanh khởi tâm động niệm, nước đều biết toàn bộ. Dựa vào ǵ? Câu kế tiếp [trong sách Chú Giải] đă nêu bày: Kế thị nhất thiết giai quy nhất nghĩa chí chân chi huệ” (xét ra, hết thảy đều quy về trí huệ nhất nghĩa chí chân). “Huệ” () ở đây là trí huệ. Thời cổ, hai chữ này (tức là ) được dùng lẫn lộn, nhưng hiện thời [hễ nói đến “trí huệ”], chúng ta luôn viết là Huệ () như trong chữ trí huệ. “Chí chân chi huệ” (trí huệ chân thật tột bậc) là trí huệ sẵn có trong bản tánh. Chỉ cần quư vị kiến tánh, vấn đề liền được giải quyết. Chưa kiến tánh th́ phải học; đă kiến tánh, chẳng cần học! Hễ kiến tánh, quư vị liền biết toàn bộ, bất luận loài chúng sanh nào nói ngôn ngữ nào, quư vị đều nghe hiểu, sao? Hết thảy các pháp chẳng ĺa tự tánh, trí huệ trong tự tánh chẳng thể nghĩ bàn!

      Chúng ta học Phật, mục tiêu chung cực là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Nói theo lư luận, chuyện này rất đơn giản, mỗi người chúng ta đều tự tánh. Đă thế, tự tánh là một, chẳng phải rất nhiều. Kinh Phật thường tỷ dụ “tánh hải” (性海) [tức] t tánh giống như biển cả. Mỗi cá nhân chúng ta giống như một bọt nước trồi lên trong biển cả, rời khỏi biển cả hay không? Chẳng rời khỏi! Nhưng khi bọt nước chưa vỡ, dường như mỗi bọt nước độc lập, có cái này, cái kia. Bọt nước vỡ tan, tr về tự tánh, bèn một tánh, chẳng có chướng ngại, chẳng có đây kia, chẳng có đối lập. Trở về tự tánh bèn gọi là “thành Phật”, B Tát vẫn chưa trở về tự tánh, Phật đă trở về tự tánh. V́ lẽ đó, phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân, Pháp Thân là biển cả. Trong kinh, đức Phật đă dạy: Mười phương ba đời Phật, cùng chung một Pháp Thân”. Chưa chứng Pháp Thân, mỗi người chúng ta đều giống như bọt nước, đây kia chẳng liên can ǵ với nhau. Sau khi đă chứng Pháp Thân, bèn biết chúng ta là một Thể. Một Thể th́ chẳng phải vấn đề cũng đều giải quyết ư? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước toàn bộ đều chẳng, quét sạch sành sanh! Do đó, “hết thảy”, “hết thảy” ở đây là tám mươi bốn ức trăm ngàn cai các loại chúng sanh vừa nói trong phần trên, nói “hết thảy” là nói tới điều này, hết thảy đều quy vào một nghĩa, nghĩa ấy là Đệ Nhất Nghĩa. Trí huệ chí chân” trong tự tánh chính là trí huệ Bát Nhă vốn có trong tự tánh.

      Bồ Tát ở đây là Pháp Thân Bồ Tát, Pháp Thân Bồ Tát chư Phật Như Lai, chẳng phải Bồ Tát trong mười pháp giới. Các Ngài là các vị Bồ Tát nơi cơi Thật Báo Trang Nghiêm trong hội Hoa Nghiêm. Tuy các vị Bồ Tát đều đă khai ngộ, đều đă phá vô minh, nhưng tập khí vô minh dày mỏng khác nhau. V́ thế, trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật nói ra bốn mươi mốt địa vị, [tức là] Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, nói các địa vị nhiều ngần ấy. Bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ đều kiến tánh, đều minh tâm kiến tánh, nên các Ngài đều có năng lực ấy. Q vị thấy “ứng thù xướng dị ngôn” (ứng với các loài khác nhau mà nói ngôn ngữ khác nhau). “Thù” () khác nhau, dị () cũng là chẳng giống nhau. [“Dị ngôn”] là ngôn ngữ âm thanh khác nhau. “Xướng ()phát ra âm thanh. Chữ Dị kế sau đó nhằm nói tới ngôn ngữ, mỗi ngôn ngữ có âm thanh khác nhau, Bồ Tát có thể ứng [theo từng loài như vậy]. Thuyết pháp khai hóa”: “Khai ()khai thị, hóa () là giáo hóa, giúp đỡ các chúng sanh, giúp chúng sanh trong tam thiên đại thiên thế giới phá mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc. Duyên giữa Bồ Tát chúng sanh cùng vi diệu, chẳng thể nghĩ bàn. Chúng sanh có cảm, Bồ Tát liền ứng. Sự cảm ấy, có trường hợp chính ḿnh biết, có khi chính ḿnh về căn bản là chẳng biết. Bản thân chúng ta cũng không biết, nhưng Phật, Bồ Tát biết, các Ngài nhất định ứng đến. Cảm ứng đạo giao chẳng thể nghĩ bàn!

      Cảm có bốn loại, ứng cũng có bốn loại. hiển cảm hiển ứng (cảm và ứng đều rơ rệt): Chúng ta cầu Phật, Bồ Tát rơ rệt. Giống như chúng ta là những người niệm A Di Đà Phật, hết sức rơ ràng, tự ḿnh biết chính ḿnh đang làm ǵ, niệm Phật cầu Phật tiếp dẫn chúng ta văng sanh thế giới Cực Lạc thế giới; đó là “hiển cảm”. A Di Đà Phật đối với chúng ta cũng là “hiển ứng”. Ngài thật sự đến tiếp dẫn chúng ta, nhưng vào khi nào? Khi chúng ta đă hết nghiệp báo nơi đây. Nghiệp báo chưa hết, chúng ta mong cầu, A Di Đà Phật biết rơ, Ngài chờ đợi bên đó, nh́n ngó, đến khi nào quư vị đă hết nghiệp báo, Ngài liền đến, chẳng phải không đến. Đó gọi là “hiển cảm hiển ứng”. C̣n có hiển cảm minh ứng (cảm rơ rệt, ứng ngấm ngầm), [tức là] chúng ta cầu A Di Đà Phật rất rơ rệt, A Di Đà Phật chẳng ứng rơ rệt, nhưng đă ngấm ngầm chiếu cố, luôn luôn giúp đỡ chúng ta, thế mà chính chúng ta trọn chẳng hay biết. Chúng ta công phu học tập càng cao, [chẳng hạn] như đă đắc tâm thanh tịnh, hoặc đắc tâm b́nh đẳng, bèn biết, biết Phật đang âm thầm gia tŕ chúng ta. Nay chúng ta tâm trí xáo động, hời hợt, Phật ứng ngấm ngầm, chúng ta chẳng có cách nào cảm nhận, nguyên nhân là như thế đó. C̣n có một loại nữa là minh cảm hiển ứng. Dường như chúng ta chẳng sanh khởi ư niệm cầu Phật, nhưng trên thực tế là có, chính ḿnh cũng chẳng biết. Phật, Bồ Tát tiếp nhận tin tức ấy, bèn biết, Ngài cũng có khi ứng rơ rệt, hoặc ứng ngấm ngầm.

Nói tổng quát một lời, một người thật sự niệm Phật, không chỉ A Di Đà Phật biết, chiếu cố quư vị, c̣n có nhiều vị thần hộ pháp, cũng như các vị Phật, Bồ Tát có duyên với chúng ta trong đời quá khứ, các Ngài đều chiếu cố. Chúng ta có một phương pháp để thể trực tiếp trao đổi với các Ngài, cổ đại đức gọi phương pháp ấy là “thành tắc linh” (hễ thành ắt linh), câu ấy vô cùng trọng yếu!

      Một hiện tượng phổ biến trong dân gian là siêu độ, chúng ta luôn hy vọng siêu độ người nhà, quyến thuộc đă mất [được sanh] về một nơi tốt đẹp th́ mới an tâm. T́m người nào đến siêu độ? Phải t́m người thật sự tu hành, người có công phu tu hành th́ mới có năng lực siêu độ. Công phu là ǵ? Thưa cùng chư vị, Giới, Định, Huệ là công phu. Chẳng có công phu ấy th́ đều là giả, đều chẳng trông cậy được! Chúng ta đọc cuốn Ảnh Trần Hồi Ức Lục của pháp sư Đàm Hư. Đó là tự truyện của lăo pháp sư, lăo nhân gia kể chuyện đời Ngài, học tṛ ghi lại thành một quyển sách như vậy. Tôi chưa từng gặp mặt lăo ḥa thượng, nhưng người viết cuốn sách ấy tôi rất thân quen, đó là pháp sư Đại Quang, Sư cũng đă văng sanh. Năm xưa, tôi đến Hương Cảng, mỗi lần sang đó, chúng tôi nhất định gặp mặt. Cuốn Ảnh Trần Hồi Ức Lục do Sư viết; trong ấy có một câu chuyện hết sức rơ rệt, là một tấm gương, chúng ta hăy nên ghi nhớ. Câu chuyện ấy có tiểu đề là “tám năm chuyên gắng đọc kinh Lăng Nghiêm”. [Nhân vật chính trong câu chuyện ấy] là Lưu cư sĩ, về sau, ông ta cũng xuất gia. Những người ấy hiện thời đă mất, đại khái là người vào thời đó cao hơn chúng tôi hai thế hệ. Lăo ḥa thượng Đế Nhàn sư phụ của lăo pháp sư Đàm. Thuở c̣n tại gia, pháp sư Đàmquen biết Lưu cư sĩ. Pháp sư Đàm Lưu cư sĩ là bạn bè, trước khi họ xuất gia, ba người (tức pháp sư Đàm Hư, Lưu cư sĩ và một người bạn nữa) hùn vốn mở một tiệm thuốc Bắc. Thuở ấy, Lưu cư sĩ đă học Phật, mỗi ngày đọc kinh Lăng Nghiêm. Kinh Lăng Nghiêm phân lượng cũng khá đáng nể, mười cuốn, văn tự rất dài. Mỗi ngày đọc một lần cũng phải mất vài giờ, chẳng dành ra năm sáu giờ [mỗi ngày] sẽ không thể niệm xong bộ kinh này. [Ông Lưu làm như thế suốt] tám năm! Có công phu Thiền Định hay không chúng ta chẳng biết, nhưng chúng ta có thể biết ông ta tâm địa thanh tịnh! Tám năm một bộ kinh, thâm nhập một môn, huân tu lâu dài.

      một hôm, vào giữa trưa, chẳng có ai đến tiệm mua bán, họ ngủ gục nơi quầy thuốc. Lưu mộng thấy có hai người, trong mộng thấy hai người ấy vào tiệm. Ông ta trông thấy [có khách đến] bèn đứng lên, thoạt nh́n th́ ra hai người ấy là oan gia đối đầu, hai người đó đă chết. Thuở họ c̣n sống, v́ chuyện tiền bạc mà lôi nhau ra ṭa, Lưu cư sĩ được quan ṭa xử thắng kiện, hai người ấy bị xử thua. Chẳng ngờ, hai người ấy thắt cổ chết, nên Lưu cư sĩ cũng chuyện này cảm thấy rất áy náy. Quư vị nghĩ xem: V́ tranh chấp món tiền nhỏ nhoi ấy mà khiến cho hai người mất mạng, ông Lưu cũng thường cảm thấy khó chịu, [cảm thấy] ḿnh đă sai quấy, chẳng nên làm chuyện ấy. Nay thấy hai con quỷ ấy đi đến, thoạt đầu, ông ta rất sợ hăi, có phải là họ đến báo thù hay chăng? Nhưng quỷ đă đến rồi, c̣n có cách nào nữa? Ông ta thấy hai quỷ hồn quỳ ngay xuống đất trước mặt ông ta, dường như chẳng có ác ư, liền hỏi họ: “Các vị đến làm ǵ?” “Đến cầu siêu độ”. Lưu cư sĩ bèn yên tâm, họ không t́m đến gây rối, mà đến cầu siêu độ. Ông ta hỏi: “Dùng phương pháp ǵ để siêu độ quư vị?” Họ đáp: “Chỉ cần Ngài đáp ứng là được rồi”. Ông Lưu nói: “Được! Tôi chấp thuận”. Ông ta thấy quỷ hồn đạp lên đầu gối, đạp lên vai rồi ra đi. Hai người ấy siêu thăng như vậy đó. Họ biến mất chưa được mấy chốc, lại có hai người đến, là một phụ nữ dắt theo một đứa nhỏ. Ông ta thấy chính là người vợ trước kia dẫn con đến, hai người ấy đều đă chết. Thấy hai người họ cũng đến trước mặt cầu siêu độ, cũng là cùng một phương pháp giống hệt: “Chỉ cần Ngài đáp ứng là được rồi”. Ông ta đáp: “Tôi chấp nhận”. Thấy hai người ấy cũng ḅ từ đầu gối lên đến vai, liền thăng thiên, biến mất. Quư vị thấy siêu độ là thật, chẳng giả, chẳng có bất cứ nghi thức ǵ, chỉ đáp ứng. Nhờ vào để siêu độ? Nhờ vào công đức tám năm chuyên gắng đọc kinh Lăng Nghiêm. Quư vị thật sự đắc điều ǵ th́ mới có thể siêu độ người khác; chẳng có thứ ǵ chân thật sẽ chẳng được! V́ thế, cổ nhân nói Thành tắc linh”. Chúng ta niệm một bộ kinh hồi hướng cho người ta, quư vị phải là tâm chân thành niệm bộ kinh ấy hay không? Tâm chân thành là ǵ? Niệm bộ kinh ấy từ đầu đến cuối, trong tâm chẳng có một tạp niệm. Nếu dấy lên một vọng tưởng, công phu của quư vị đă bị phá hoại. Một vọng niệm chẳng có th́ được! Quư vị nói xem: Chúng ta làm Phật s Tam Thời Hệ Niệm, trong những người tham gia đông đảo ngần ấy, có được một hai người chẳng khởi một vọng niệm đối với nghi thức Hệ Niệm hay không? Pháp hội ấy thành công, không nhất định do chủ pháp ḥa thượng. Chủ pháp ḥa thượng khởi vọng tưởng, nhưng trong những người tham gia, chỉ cần có một người chẳng dấy vọng tưởng, pháp hội ấy thành công do dựa vào công đức của một người ấy! Nếu pháp hội ấy rất đông người, mà chẳng có được một người nào như vậy, công đức ấy sẽ chẳng hoàn chỉnh, bị giảm bớt rất lớn. Chúng ta phải hiểu đạo này!

      Quư vị thấy trong sách Liễu Phàm Tứ Huấn đă nêu một thí dụ: Đạovẽ bùa. Đạo bùa ấy vẽ rất linh, dán ở cửa, quỷ thần đều chẳng dám bước vào, thật sự thiêng! sao? [Để vẽ] đạo bùa ấy, người đó sau khi vạch một nét [đầu tiên] bèn một mực vẽ cho đến lúc xong xuôi, chẳng có một vọng niệm, đạo bùa ấy bèn linh. Nếu có một vọng niệm, đạo bùa ấy chẳng linh. lẽ đó, vẽ bùa phải được thường xuyên luyện tập. Luyện rất nhuần nhuyễn, động tác rất nhanh, rất nhanh th́ thời gian vẽ ngắn ngủi, dễ dàng chẳng khởi vọng niệm, thời gian dài bèn khó hơn. Khó hơn [mà làm được] th́ hiệu quả càng to. Chúng ta hiểu nguyên lư sau đây: “Thành tắc linh”. Niệm chú cũng giống như vậy! V́ sao người ta nói chú Lăng Nghiêm công đức to lớn? Chẳng sai! Chú Lăng Nghiêm dài, mấy ngàn chữ. Niệm chú xong, ước chừng phải mất hai mươi phút, không khởi một vọng niệm, công phu ấy to lắm! Quư vị niệm chú Văng Sanh chẳng khởi vọng niệm, dễ dàng! Chú Lăng Nghiêm chẳng dễ dàng, đều do đạo lư này. Công đức niệm kinh càng thù thắng hơn nữa, kinh c̣n dài hơn chú. Đơn giản nhất là một câu Phật hiệu “A Di Đà Phật” bốn chữ. Trong bốn chữ ấy, chẳng có vọng niệm khá dễ dàng! Nhưng bảo quư vị niệm một chuỗi, chúng ta lần tràng hạt niệm một trăm lẻ tám câu. Trong một trăm lẻ tám câu ấy, chẳng một vọng niệm, đó công phu! Nếu quư vị niệm mười chuỗi, đối với một ngàn lẻ tám mươi câu Phật hiệu, trong ấy chẳng dấy lên một vọng niệm, công phu đấy! Dùng điều này để hồi hướng, quư vị hồi hướng công đức ấy cho người chết, họ sẽ thật sự được lợi ích. Tuyệt đối chẳng phải là ta niệm một bộ kinh bèn có thể siêu độ họ, niệm bao nhiêu biến chú bèn có thể siêu độ! Chẳng phải là như vậy, quư vị đă hiểu sai ư nghĩa! Dùng tâm chân thành để niệm. Tâm chân thành không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Chúng ta hiểu đạo lư này, liễu giải chân tướng sự thật, sẽ chẳng bị kẻ khác lừa gạt. Quư vị thỉnh người đến siêu độ cho người nhà, quyến thuộc của chính ḿnh, hăy bên cạnh quan sát, kẻ ấy có thành ư hay không, quư vị có thể nh́n ra. V́ vậy, chẳng có công phu chân thật, làm sao thể siêu độ chúng sanh? Các vị Phật, Bồ Tát đều minh tâm kiến tánh, đương nhiên chẳng có vấn đề, trọn đủ thanh tịnh, b́nh đẳng, giác.

      “Mật Tích kinh phục vân” (kinh Mật Tích lại nói): Thử Bồ Tát năng nhập chủng chủng ngôn âm, năng thuyết pháp khai hóa” (Vị Bồ Tát ấy có thể nhập các thứ ngôn ngữ, âm thanh, có thể thuyết pháp, khai hóa). Dùng ngôn ngữ cùng loại với ngôn ngữ của chúng sanh để giảng kinh, thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh. Chưa kiến tánh sẽ chẳng có năng lực ấy; hễ kiến tánh, năng lực ấy thảy đều trọn đủ. “Hựu Xưng Tán Đại Thừa Công Đức Kinh vân: Bàng sanh, quỷ đẳng, diệc văn Như Lai dĩ tùy loại âm nhi thuyết pháp” (Lại nữa, kinh Xưng Tán Đại Thừa Công Đức[2] nói: Các loài bàng sanh, ngạ quỷ v.v… cũng đều nghe Như Lai dùng âm thanh tùy theo từng loại để thuyết pháp). Bàng sanh (傍生) là súc sanh, súc sanhngôn ngữ của súc sanh. Quỷ đạo, địa ngục đạo cũng có ngôn ngữ của họ, họ cũng có thể nghe Phật, Bồ Tát họ khai thị. Phật hóa độ chúng sanh, phổ độ hết thảy hữu t́nh trong mười pháp giới, sự cảm ứng ấy chẳng thể nghĩ bàn. Chúng sanh có cảm, [bất luận là] súc sanh đạo hay ngạ quỷ đạo, kinh Hoa Nghiêm c̣n bảo: T́nh dữ vô t́nh, đồng viên Chủng Trí” (Hữu t́nh và vô t́nh cùng viên măn Chủng Trí), đó là nói hữu t́nh chúng sanh trong mười pháp giới, t́nh chúng sanh, cây cối, hoa, cỏ, núi, sông, đại địa thảy đều có linh tánh. thế, chúng ta thấy trong kinh Hoa Nghiêm: Thần cây, thần hoa, thần thảo mộc, trong núi, sông, đại địa có sơn thần, thổ thần, biển cả có hải thần, sông ng̣i có thủy thần. Trong kinh Hoa Nghiêm, chúng trông thấy toàn bộ, xác thực là “t́nh dữ vô t́nh, đồng viên Chủng Trí”. sao? Chúng ta đă đọc Hoàn Nguyên Quán, bất c hiện tượng vật chất nào cũng đồng thời trọn đủ hiện tượng tinh thần; chẳng hề là trong thuần vật chất chẳnghiện tượng tinh thần, chẳng t́m thấy [một trường hợp nào như vậy]!

      Ngay như một hạt vi trần cực nhỏ, trong Phật pháp gọi nó là đơn vị vật chất cơ bản, nhục nhăn của chúng ta chẳng thấy được, nó rất ư là nhỏ. Trong Phật pháp gọi nó là “cực vi chi vi”, phải là “tiểu quang tử” như khoa học Lượng Tử vừa phát hiện trong hiện tại hay không? So với hạt cơ bản được nói trong quá khứ, nó c̣n nhỏ hơn nữa. Một hiện tượng vật chất nhỏ nhoi ngần ấy có đủ Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Thọ là cảm nhận, cảm nhận mừng, giận, buồn, vui. Nó có Tưởng, có Hành, có Thức. Hành là tướng tương tục (liên tục), chúng ta thường dùng một danh từ là Tương Tự Tương Tục Tướng (相似相續相), v́ nó hoàn toàn chẳng phải là liên tục, mà là tướng liên tục tương tự (bề ngoài trông giống như liên tục), sống động! Nói theo cách hiện thời, toàn thể trụ là một thể hữu cơ, sống động, chẳng chết cứng, nên nó có linh tánh, chúng ta thường gọi [điều ấy] là thần linh”. Để giảng các hiện tượng trong y báo, đức Phật đă dùng năm chữ, dùng rất tuyệt diệu, tức là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, đó là y báo. Y báo và chánh báo bất nhị, chánh báo là chính ḿnh, thân thể của chính ḿnh cũng là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Bên ngoài, bất luận là hoàn cảnh như thế nào đi nữa, thảy đều chẳng rời khỏi Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. To th́ như tinh cầu, tinh hệ; nhỏ th́ như “cực vi chi vi”, chẳng không phải là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. lẽ đó, chúng nó có thể nghe Phật, Bồ Tát giảng kinh, thuyết pháp. Vậy th́ sao chúng nó vẫn phải luân hồi trong lục đạo? Hăy hỏi chính ḿnh liền hiểu rơ ngay, chúng nó phiền năo, có nghiệp chướng. Thực vật có phiền năo c̣n nghiêm trọng hơn chúng ta, phiền năo của khoáng vật c̣n nghiêm trọng hơn thực vật. Nếu con người chấp trước kiên cố, sẽ biến thành tảng đá, ta biết nó là hiện tượng do tập khí phiền năo tạo thành. Bởi lẽ đó, Phật, Bồ Tát thuyết pháp, khắp pháp giới hư không giới đều có thể nghe, nhưng v́ sao người ấy chẳng nghe được? Tánh Nghe của người ấy bị mê, biến thành Nhĩ Thức, do Nhĩ Thức có hoặc nghiêm trọng, nên chẳng linh! Âm thanh thuyết pháp của đức Phật giống như sóng vô tuyến điện, khắp pháp giới hư không giới chẳng chỗ nào không hiện diện, nhưng bộ máy của chúng ta chẳng thâu nhận được. Tai tuy nghe, nhưng chẳng tiếp nhận được th́ gọi là “nghiệp chướng”. Nếu diệt trừ nghiệp chướng, quư vị không chỉ thể nghe, c̣n có thể trông thấy. Trong phần trước, chúng ta đă đọc rồi đó: Chẳng cần phải đến thế giới Cực Lạc, ở ngay nơi đây mà trông thấy A Di Đà Phật, nghe âm thanh thuyết pháp của A Di Đà Phật. Thế giới Cực Lạc ở nơi đâu? ngay nơi đây, điều này chẳng giả! Trong t tánh chẳng có thời gian không gian. Chẳng có thời gian chẳng có trước sau, chẳng có không gian bèn chẳngkhoảng cách, ngay nơi đây chính là [Cực Lạc]. Cổ nhân đă nói rất hay: Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ” (Có chuyện ǵ làm không được, hăy trách chính ḿnh). Vấn đề chẳng ở bên ngoài, vấn đề ở nơi chính ḿnh, bên ngoài thật sự chẳng có vấn đề! Nếu chúng ta có thể buông vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xuống, chẳng phải là “đương hạ tựu thị” ư? [Đương hạ tựu thị” là] q khứ và vị lai chẳng ĺa hiện tại, các cơi Phật ở phương khác chẳng ĺa ngay chỗ này. Kinh Phật thường bảo ban, chỉ dạy chúng ta, chúng ta phải có năng lực cảnh giác.

      Do thượng chúng sanh vô biên”, [nghĩa là] từ những kinh, sớ trên đây, chúng ta biết chúng sanh vô lượng vô biên, chúng sanh ngữ ngôn diệc thị đa chủng, đản Pháp Thân đại sĩ tất năng giải liễu, tùy kỳ bổn loại ngôn âm, nhi vị thuyết pháp, ứng cơ tùy duyên, phổ tác nhiêu ích” (chúng sanh vô biên, nên ngôn ngữ của chúng sanh cũng có nhiều thứ, nhưng Pháp Thân Đại Sĩ đều hiểu rành rẽ, thuận theo ngôn ngữ của từng loại mà thuyết pháp, thuận theo căn cơ để tùy duyên làm lợi cho khắp tất cả). Chữ Pháp Thân” trọng yếu lắm, phải như thế nào th́ mới có thể chứng đắc Pháp Thân? Buông phân biệt chấp trước xuống vẫn chưa được. Buông phân biệt chấp trước xuống, quư vị ở trong mười pháp giới, chưa vượt thoát, chưa thể khôi phục năng lực như vậy. [Tuy vậy, người buông xuống như thế] thông minh hơn người thế gian chúng ta, chẳng c̣n phải bàn căi ǵ nữa! V́ buông chấp trước xuống, quư vị A La Hán, hay Bích Chi Phật. Buông phân biệt xuống, quư vị Bồ Tát, Quyền Giáo Bồ Tát, chưa kiến tánh. Nếu công phu nâng cao hơn một tầng, buông vọng tưởng xuống, vọng tưởng là ǵ? Khởi tâm động niệm. Chuyện này cùng vi tế, gần như là bản thân chúng ta chẳng thể nhận biết. Chấp trước phát hiện dễ dàng, phân biệt cũng dễ dàng nhận biết, nhưng khởi tâm động niệm chẳng dễ nhận biết. V́ lẽ đó, buông xuống cũng là có tầng lớp. Đức Phật dạy chúng ta: Đầu tiên là buông chấp trước xuống. Thật sự buông chấp trước xuống, chẳng thấy lục đạo. Do đó, chúng ta phải biết: Ta có phải là đă buông xuống chấp trước hay không? Thật sự buông chấp trước xuống, lục đạo bèn chẳng c̣n nữa, quư vị đă vượt thoát lục đạo luân hồi.

      Nhưng thân thể vẫn ở trong lục đạo, chẳng sao cả, chẳng trở ngại tí nào! Khi chúng sanh cần đến quư vị, thân thể này của quư vị có thể trụ trong thế gian thêm vài năm nữa! Cớ sao nói là “chẳng sao cả”? Chẳng có mảy may lưu luyến thế gian này, quư vị thật sự buông xuống. Buông xuống nhưng quư vị chẳng đi, thân thể vẫn ở trong thế gian này, đó là ǵ? Đó Bồ Tát, ở lại nơi đây để làm gương mẫu, nêu gương biểu diễn pháp cho hết thảy chúng sanh. Chẳng chính ḿnh, chúng sanh, dạy chúng sanh tu hành như thế nào? Dạy chúng sanh thành tựu như thế nào? Nh́n vào gương ấy là được rồi. Đó là điều thứ hai trong Tứ Đức như sách Hoàn Nguyên Quán đă giảng: “Oai nghi hữu tắc” (oai nghi đúng khuôn phép), [nghĩa là] nêu gương cho chúng sanh. Thân hành ngôn giáo nhằm độ chúng sanh; hễ hết duyên, tự nhiên ra đi. “Hết duyên” là ǵ? Người có thể tiếp nhận [sự giáo hóa của] quư vị đều đă đạt được lợi ích, c̣n sót lại những kẻ chẳng thể tiếp nhận, không tin tưởng, quư vị bèn ra đi, Phật chẳng độ kẻ vô duyên. Không tin tưởng, không giải, không tiếp nhận chính là “chẳng có duyên”, lúc ấy có thể ra đi. Nếu đạt đến chẳng phân biệt th́ càng cao hơn, cao hơn A La Hán và Bích Chi Phật; đó là Phật và Bồ Tát trong mười pháp giới, phải thuộc tầng cấp ấy th́ mới biết sự khởi tâm động niệm của chính ḿnh. thể buông khởi tâm động niệm xuống, liền vượt thoát mười pháp giới, đạt đến Nhất Chân pháp giới, ngự trong cơi Thật Báo Trang Nghiêm của chư Phật, Bồ Tát, đạt đến đó. Đó là Pháp Thân đại sĩ; những vị Bồ Tát ở đây đều là Pháp Thân đại sĩ.

      Giống như trong kinh luận đă nói, các Ngài “tất năng giải liễu” (thảy đều có thể hiểu rơ), thể tùy thuận ngôn ngữ và thói quen của chúng sanh, họ thị hiện, họ giảng kinh, thuyết pháp. “Ứng cơ tùy duyên, phổ tác nhiêu ích (thuận theo căn cơ, tùy duyên, tạo lợi ích trọn khắp). Các chúng sanh ấy rất ưa chuộng chỗ này, Bồ Tát bèn thuận theo chúng sanh: “Quư vị thích chỗ này à? Được rồi, tôi liền giúp cho quư vị thường trụ ở nơi đây”. Quư vị ưa chuộng nhân gian, liền giảng cho quư vị nhân đạo (人道). Nhân đạo là ǵ? Đạo lư để đời đời kiếp kiếp chẳng đánh mất thân người, “đạo”đạo phương pháp. Đời sau, sau khi bỏ thân này, lại sanh trong nhân gian, [đạo lư và phương pháp để thành tựu điều ấy] được gọi là “nhân đạo”. Nhân đạo là ǵ? Thập Thiện, Ngũ Giới, Phật thể dạy quư vị chuyện này, dạy quư vị về giáo dục luân lư, đạo đức, nhân quả, quư vị sẽ chẳng mất thân người, lại c̣n sống mỗi đời một tốt đẹp hơn, sống hạnh phúc hơn, quư vị ưa chuộng nơi này. Nếu quư vị cảm thấy nhân gian chưa đủ tốt đẹp, nghe nói cơi trời tốt lành, đức Phật liền giảng thiên đạo, tức là đạo lư và phương pháp sanh lên trời. Thật sự giác ngộ, giác ngộ luân hồi trong lục đạo quá khổ, tôi muốn thoát ly lục đạo luân hồi, Phật liền giảng cho quư vị Tiểu Thừa đạo; Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát đều thuộc về đạo Tiểu Thừa thoát ly lục đạo luân hồi, sanh vào tứ thánh pháp giới. Khi nào ở trong tứ thánh pháp giới, bỗng giác ngộ tứ thánh pháp giới chẳng rốt ráo, luân hồi khổ sở, tứ thánh pháp giới có lạc, đúngly khổ đắc lạc, nhưng tứ thánh pháp giới vẫn là mê hoặc tự tánh y như cũ, vô lượng trí huệ và đức năng trong tự tánh chẳng thể hiện tiền. Do đó, đức Phật hiện thân trong tứ thánh pháp giới, nêu gương tốt đẹp khiến cho các vị Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát trong tứ thánh pháp giới trông thấy, sanh khởi tâm ngưỡng mộ, cũng mong đắc đại tự tại, đắc vô lượng trí huệ giống như các vị Phật, Bồ Tát. Phật, Bồ Tát có thể dạy họ hồi Tiểu hướng Đại, chuyển phàm thành thánh. Tuy các vị ấy là tiểu thánh, nhưng vẫn phàm phu, được gọi là “ngoại phàm”, tức phàm phu ở ngoài lục đạo. Từ chỗ này, chúng ta thấy Phật, Bồ Tát hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, chúng ta phải học điều này. Cớ sao Phật, Bồ Tát tâm b́nh khí ḥa dường ấy? Chúng ta đạt được một chút tốt đẹp ǵ, thường hận chẳng kịp dạy mọi người đều học theo, nhưng thường dẫn đến phản tác dụng, chẳng giống như Phật, Bồ Tát ổn trọng dường ấy, vĩnh viễn là thuận lợi, chẳng khởi phản tác dụng. Chúng ta phải học điều này, chớ nên không biết!

      Lại xem phần tiếp theo: Ác thú chúng sanh, diệc văn Như Lai chi tùy loại âm, nhi đắc văn pháp đắc độ” (chúng sanh trong đường ác cũng nghe âm thanh của đức Như Lai tùy theo từng loài mà được nghe pháp, đắc độ). Đối với ǵ? Đối với ba ác đạo! Chúng sanh trong súc sanh đạo, ngạ quỷ đạo và địa ngục đạo cũng nghe âm thanh thuyết pháp do đức Như Lai tùy loại hiện thân mà cũng đắc độ, chúng ta cũng thường nghe những tin tức này. Trong mỗi lần làm pháp hội Tam Thời Hệ Niệm, chúng sanh trong địa ngục và ngạ quỷ đạo văng sanh hay không? Có, nhưng không nhiều lắm, chỉ là thiểu số. Đa số sanh lên trời, người sanh vào Tứ Vương Thiên, hoặc sanh trong Đao Lợi Thiên rất nhiều, cũng có người lại sanh vào nhân đạo. Nhưng trong số ấy, đại khái là một nửa vẫn ở trong ngạ quỷ đạo, chúng sanh tội nghiệp nặng nề chẳng phải là một lần, hai lần bèn có thể siêu độ. Do đó, đối với loại pháp hội siêu độ này, hai năm trước, chúng tôi lập một pháp hội siêu độ Tam Thời Hệ Niệm suốt bốn mươi chín ngày tại Thật Tế Thiền Tự ở Lư Giang, nhằm siêu độ chúng sanh các giới ở nơi ấy; bèn tin tức báo cho chúng tôi biết: “Sẽtai nạn rất lớn, thời gian rất dài, [làm pháp hội] bốn mươi chín ngày chẳng thể giải quyết vấn đề ấy”. Tôi liền hỏi người ấy: “Thời gian có tai nạn sẽ dài bao lâu?” “Tối thiểu là ba năm”. Chúng ta làm pháp hội này như thế nào? [Quỷ thần] mong chúng tôi làm pháp hội một trăm thất. Một trăm thất là bảy trăm ngày! Khi ấy, tôi liền thương lượng với phương trượng lăo ḥa thượng, lăo ḥa thượng rất từ bi, dứt khoát đáp ứng ngay. Do đó, pháp hội bảy trăm ngày chưa bao giờ có, trong quá khứ, chưa có ai từng làm; chúng ta mở ra lệ này, mỗi ngày làm một hội Tam Thời Hệ Niệm, suốt bảy trăm ngày chẳng gián đoạn.

      Chuyện này do chúng sanh trong linh giới khải thỉnh, có hiệu quả hay không? Có, tôi biết rất rơ; nhưng đó vẫn là trị đằng ngọn, chẳng phải là trị tận gốc. Nền giáo học của Thích Ca Mâu Ni Phật trị cả gốc lẫn ngọn, đócông phu thật sự. Chuyện “đau đầu trị đầu, đau chân trị chân” có hữu hiệu hay không? Hữu hiệu, nhưnghữu hiệu tạm thời. Làm bảy trăm ngày, hai năm, nếu chỉ có ba tháng, hoặc nửa năm bèn dừng, ắt bệnh cũ lại phát, chẳng dứt tận gốc. Chúng ta cũng thấy trong các tôn giáo làm lễ cầu nguyện, pháp hội Phật sự của chúng ta có ư nghĩa giống như cầu nguyện. Họ cầu nguyện rất thành khẩn, mỗi ngày sáng tối đều cầu, tuy thời gian chẳng dài, nhưng khi họ cầu nguyện bèn nhất tâm, nguyên lư hoàn toàn giống nhau: Chẳng hoài nghi, chẳng xen tạp, chẳng gián đoạn, chẳng phải là không khởi tác dụng. sao hội hiện thời vẫn hỗn loạn dường ấy? V́ sao tai biến trên địa cầu vẫn dày đặc ngần ấy? Chúng ta bèn thấu hiểu cách làm ấy là trị đằng ngọn, chẳng trị tận gốc! Hăy nên làm như thế nào? Tôi kiến nghị tất cả các tôn giáo trên thế giới, mong họ đều có thể trở về giáo học, nghiêm túc giảng giải kinh điển ràng, minh bạch, thực hiện đúng theo giáo huấn trong kinh điển. Những ǵ kinh điển chỉ dạy, chúng ta đều có thể thực hiện, biến chúng thành tư tưởng và hành vi của bản thân chúng ta. Nhà Phật nói ba nguyên tắc lớn là Giới, Định, Huệ, đối với hết thảy các pháp thế gian xuất thế gian đều hữu hiệu, đều cần phải tuân thủ. Do Giới đắc Định, do Định khai Huệ; chỉ cần thực hiện Giới, hội liền an định, tai nạn trên địa cầu sẽ được hóa giải trên một mức độ lớn, có thể khôi phục b́nh thường. Nếu thể đạt được tam-muội như trong tựa đề kinh này đă nói, quư vị thật sự đạt được tâm thanh tịnh, tâm b́nh đẳng, lục đạo luân hồi sẽ chẳng c̣n nữa. Lục đạo biến thành ǵ? Lục đạo biến thành Tịnh Độ, biến thành tứ thánh pháp giới, chúng ta thường nói là “thiên đường xuất hiện trong nhân gian!” Nếu đại triệt đại ngộ, thế giới này liền biến thành thế giới Cực Lạc, biến thành thế giới Hoa Tạng. Phải biết: Kinh dạy chẳng sai tí nào! Tức là “cảnh chuyển theo tâm”, hoàn cảnh cư trụ của chúng ta chuyển biến theo tâm. Tâm chúng ta tốt lành, chẳngđiều không tốt lành!

      Do vậy, nói theo lư, địa cầu Tây Phương Cực Lạc thế giới có sai biệt hay không? Chẳngsai biệt mảy may! Bất đồng ở chỗ nào? Người trong Tây Phương Cực Lạc thế giới là thượng thiện nhân, chẳng có một ác niệm. Ư niệm chẳng, lấy đâu ra ác ngôn, ác hạnh? Những thứ đó đương nhiên chẳng, nên thế giới ấy thuần tịnh, thuần thiện, thế giới Cực Lạc. Thế giới hiện tại của chúng ta đúng ngũ trược ác thế, “trược” () nhiễm ô. Tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê đều là nhiễm ô; Thập Ác, giết, trộm, dâm, dối, nói đôi chiều, nói thêu dệt, ác khẩu, lại c̣n tham, sân, si. Cảnh chuyển theo tâm, nay chúng ta có tâm thái n vậy, đó là một tâm thái cực bất thiện, nên xă hội và địa cầu của chúng ta có khuyết điểm, khuyết điểm chính là tai nạn hiện tiền. Thật sự thông đạt những đạo lư ấy, liễu giải chân tướng sự thật, tai nạn ǵ cũng đều có thể hóa giải, tai nạn là ǵ? Biến đổi theo ḷng người. Ḷng người thiện, hết thảy đều chuyển theo. Chúng sanh trong nẻo ác nghe pháp đắc độ mối quan hệ rất lớn với chúng ta, v́ sao? Nhục nhăn của chúng ta chẳng thấy những chúng sanh ấy, nhưng họ thật sự tồn tại, tâm hạnh của họ bất thiện sẽ nhiễu loạn từ trường của chúng ta. Không gian sống của chúng ta chẳng thanh tịnh, khí phận chẳng tốt, khiến cho con người có cảm nhận không tốt, đó chính là họ ảnh hưởng đến chúng ta. Ảnh hưởng nặng hơn một chút, sẽ khiến cho đầu óc chúng ta chẳng sáng suốt, mê hoặc, dẫn phát tập khí phiền năo, đạo lư ở chỗ này! “Thử minh hội trung chư đại sĩ, giai hữu như thị trí huệ biện tài dữ công đức oai lực dă” (Đoạn kinh này chỉ rơ: Các Đại Sĩ trong hội đều có trí huệ biện tài và công đức oai lực như thế), các vị đại sĩ ấy đang âm thầm giúp đỡ chúng ta. Tuy chúng ta chẳngư niệm cầu các Ngài rơ rệt, nhưng các Ngài biết; chúng ta có tâm mong giải quyết những khó khăn ấy, các Ngài biết ư niệm ấy, đó gọi là “minh cảm” (冥感: cảm ứng ngấm ngầm), các Ngài ứng cũng có hiển (rơ rệt) hoặc ẩn (âm thầm). Nếu chúng ta phiền năo nhẹ nhàng, tâm tương đối thanh tịnh, bèn có năng lực cảm nhận rất rơ rệt các Ngài đang giúp đỡ chúng ta. Nếu chúng ta phiền năo nặng nề, sẽ chẳng thể cảm nhận được!

      Chúng ta lại xem câu kinh văn kế tiếp:Khai hóa hiển thị chân thật chi tế”. Trước hết, phải hiểu rơ rành, rành rẽ ư nghĩa nơi văn tự; thời cổ gọi chuyện này là “tiêu văn” (消文). “Khai hóa giả, tức Pháp Hoa kinh chi khai Phật tri kiến. Hiển thị giả, tức thị Phật tri kiến” (Khai hóa chính là “khai Phật tri kiến” trong kinh Pháp Hoa. Hiển thị là “thị Phật tri kiến”); dùng ư nghĩa trong kinh Pháp Hoa để giải thích. Chư vị phải biết: Trong tự tánh của mỗi cá nhân chúng ta đều trọn đủ Phật tri kiến, Phật tri kiến là ǵ? như kinh Hoa Nghiêm đă nói: Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai”. Câu kinh Hoa Nghiêm ấy chínhPhật tri kiến, hết thảy chúng sanh đều có. Đều có, nhưng như thế nào? Đă mê, chúng ta mê mất tự tánh, nên chẳng thấy Phật tri kiến. Hiện thờitri kiến ǵ? Hiện thời tri kiến của chúng sanh, lại c̣n là tri kiến rất bất thường của chúng sanh. Người thời cổ, chúng tôi nói đến người Hoa, thuở ấy có bậc thánh hiền giáo huấn. Thiên Lễ Vận Đại Đồng được chép trong sách Lễ thời đại nào? Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, đặc biệt Nghiêu, Thuấn, Vũ. Khổng Tử khẳng định hội thuở ấy là một thế giới đại đồng. Khổng Tử nhận định các đời Hạ, Thương, Châu từ sau Vương Khải[3] trở đi là thời Tiểu Khang, cũng c̣n khá lắm. Khổng Tử ra đời nhằm khi ấy, Ngài sanh vào thời Xuân Thu, Mạnh Tử sanh nhằm thời Chiến Quốc[4], họ nghĩ thời ấy đă nhằm thời loạn. Bất quá, đời loạn thuở đó, quân vương tuy tự tư tự lợi, vẫn c̣n chút bóng dáng nhân nghĩa, khởi tâm động niệm c̣n có luân lư, đạo đức, nhân quả buộc. Cũng có thể nói là tuy chẳng làm được điều ǵ ra hồn, nhưng vẫn c̣n chưa chệch choạc quá mức; càng về sau, đúng là mỗi thế hệ sau kém hơn thế hệ trước. Dẫu trong đời Hán, xuất hiện thời thịnh trị Văn Đế và Cảnh Đế, nhà Đại Đường xuất hiện các thời Trinh Quán đời Đường Thái Tông, thời Khai Nguyên dưới đời Đường Minh Hoàng, được gọi là “thịnh thế” (thời thịnh trị). Tới thời gần đây, chúng ta thấy những vị đế vương khai quốc các triều đại Minh, Thanh hăy c̣n khá lắm, vẫn có thể gọi là “thịnh thế”, thể gọi là thời Tiểu Khang hay không? Vẫn chưa thể nói được! Chúng ta xét xem thánh nhân dựa theo tiêu chuẩn nào?

      T́nh h́nh này được tạo thành như thế nào? Nói theo Phật pháp th́ là tùy nghiệp lưu chuyển” (do nghiệp mà lưu chuyển), chúng sanh tạo nghiệp khác nhau, nên chịu khổ, hưởng vui khác biệt. Trung Quốc mấy ngàn năm duy tŕ cục diện như vậy, gần như là cục diện Tiểu Khang, dựa vào đâu? Cậy vào công đức của nền giáo dục. Có thể nói lịch đại đế vương của Trung Hoa, xét theo lịch sử, theo ngành khảo cổ phát hiện, vào thời Hoàng Đế mới văn tự ghi chép, trước thời Hoàng Đế chẳng có văn tự. Nhưng theo phát hiện của ngành khảo cổ, truy ngược về Toại Nhân Thị[5], tức là c̣n là trước thời Phục Hy, [các triều đại tiếp theo Toại Nhân là] Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, từ Toại Nhân Thị đến Hoàng Đế ước chừng một ngàn năm, từ Hoàng Đế đến thời đại hiện tại là bốn ngàn năm trăm năm, tính gộp chung toàn thể là hơn năm ngàn năm trăm năm. Thuở đó coi trọng giáo dục, nên Trung Quốc được gọi là “l nghĩa chi bang”, có nguyên do lâu dài như vậy. Lễ nghĩa chi bang đă được tiến hành ở Trung Quốc tối thiểu là hơn năm ngàn năm; nhưng trong một thế kỷ gần đây đă bỏ sót [giáo dục], chúng ta chớ nên không biết chuyện này. Nếu chẳnggiáo dục luân, luân lư là nói đến mối quan hệ giữa con người với nhau, quan hệ giữa con người và hết thảy chúng sanh, quan hệ với động vật, quan hệ với hoa, cỏ, cây cối, quan h với núi, sông, đại địa; nếu quư vị hiểu rơ, minh bạch [các mối quan hệ ấy], tâm từ bi sẽ sanh khởi, chúng ta thường nói là “ái tâm” (tâm yêu thương). Hiểu rơ các mối quan hệ, quư vị sẽ yêu thương gia tộc, yêu thương cha mẹ, yêu thương ḍng họ. Hiểu rơ sinh vật, phải học chuyện này, quư vị sẽ ái tâm đối với hoa, cỏ, cây cối. Hiểu rơ hoàn cảnh địa, quư vị sẽ có ái tâm đối với núi, sông, đại địa. Ái tâm vốn sẵn trong bản tánh của quư vị; nhưng nếu chẳng học, nếu chẳng dạy và chẳng học, tuy có, nó chẳng khởi tác dụng, giống như kinh Phật đă dạy: Quư vị Phật tánh, quư vị vốnPhật, nhưng nếu quư vị không học, sẽ vĩnh viễn là phàm phu, vĩnh viễn luân hồi trong lục đạo, chẳng thành Phật! Do đó, giáo học quá trọng yếu! Chỉ có nghiêm túc học tập th́ chúng ta mới có thể trở về tự tánh.

      Tại Trung Quốc, mục tiêu chung cực của nền giáo dục truyền thống là ǵ? Nhằm sanh lên trời. Sống trong nhân gian một đời này, nếu làm người tốt, đời sau sẽ được sanh lên trời. Đó là mục tiêu của giáo dục truyền thống Trung Quốc. Thực hiện luân lư, N Thường, Tứ Duy, Bát Đức, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ, tạo tác đều chẳng rời khỏi tiêu chuẩn ấy, kinh Phật nói đó là “nhân đạo’ (đạo làm người), thực hiện [nhân đạo] tốt đẹp là thiên đạo. Đời này, chúng ta may mắn được làm thân người, gặp gỡ Phật pháp, gặp được kinh Lượng Thọ, nay mục tiêu của chúng ta được mở rộng trên một mức độ lớn, mục tiêu ở chỗ nào? Nơi Tây Phương Cực Lạc thế giới, đây là đạo thù thắng khôn sánh trong Phật đạo, phải nắm vững cơ hội! Đọc kinh Lượng Thọ tu học Phật đạo viên măn rốt ráo. Bởi lẽ, chúng ta có Phật tri kiến, nhưng nếu chẳng được thiện tri thức khai thị, Phật tri kiến của chúng ta vĩnh viễn bị phủ lấp, chẳng khởi tác dụng. Mục tiêu giáo học trong Đại Thừa Phật pháp “khai Phật tri kiến”, đó là ngôn giáo (dạy bằng lời lẽ). Hiển thị là “thị Phật tri kiến”,thân giáo (giáo dục bằng cách chính ḿnh làm gương). Quư vị thấy đó, các Ngài không chỉ dùng ngôn giáo, mà c̣n phải làm cho chúng ta thấy, đặc biệt là trong xă hội hiện tiền, sao? Suốt một trăm năm đă vứt sạch những thứ truyền thống, thời gian ấy chẳng k là dài, nhưng cũng chẳng ngắn! Từ bốn thế hệ đến năm thế hệ, vứt bỏ đă lâu ngần ấy, t́m lại nó, nhất định gặp khó khăn!

      Trong quá khứ, chúng tôi đề xướng toàn dân học tập Đệ Tử Quy, tạo được một chút thành tích, cũng sanh ra ảnh hưởng, thậm chí chúng tôi có thể nói là ảnh hưởng tới toàn thể thế giới. Hiện thời, ở khắp nơi trên cả thế giới có rất nhiều nơi học tập Đ T Quy rất nghiêm túc. Tôi thấy đă có bản dịch [Đệ T Quy bằng] tiếng Anh, bản dịch bằng tiếng Mă Lai, bên Nam Dương đang học tập phổ biến. Chúng tôi giải tán trung tâm Lư Giang, nhưng Mă Lai, họ thành lập một trung tâm ở Cát Long Ba (Kuala Lumpur) để tiếp tục làm, ảnh hưởng tới Mă Lai, Thái Lan, Tân Gia Ba và Nam Dương, lại c̣n ảnh hưởng tới Úc Châu ở phương Nam. Đây một chuyện tốt đẹp, chánh phủ Mă Lai duy tŕ, nhân duyên hiếm có! V́ nếu chẳng nêu gương, tuyên truyền trong hiện tại, chúng ta thấy có nhiều người làm, lập các khóa giảng khác nhau, đều nhằm tuyên dương Đệ Tử Quy, mà chẳng có một thí điểm cho mọi người nh́n vào, tín tâm sẽ chẳng thể kiên định. Nếu có một nơi giống như trung tâm Lư Giang tiếp tục thực hiện, nếu nói mà quư vị chẳng tin tưởng, hăy đến đó xem. Vừa xem, sẽ có ấn tượng hết sức sâu đậm. Sanh ra ảnh hưởng đối với người ngoại quốc v́ rất nhiều người ngoại quốc đến thăm Lư Giang, tin tưởng, họ c̣n ở lại trung tâm ấy vài hôm, nghiêm túc phỏng vấn, khảo sát ở đó. V́ thế, trong xă hội hiện thời, nhất định phải nêu gương, người Hoa nói là “làm mẫu”, vô cùng quan trọng! Dùng một tiểu trấn để làm thí nghiệm. Hiện thờiĐài Loan có hai chỗ, một chỗ ở miền Bắc và một chỗ ở miền Nam, đang thí nghiệm. Sau khi đă thành lập thí điểm, người trên cả thế giới đều muốn đến xem, đều muốn học tập. Nay Lai cũng đang tích cực thực hiện, dùng một tiểu hương trấn để làm thí điểm, sau đấy mới có thể thật sự mở rộng. Đó ǵ? Thị Phật tri kiến, phải làm ra cho người ta thấy, chỉ nói suông sẽ không được! Ngôn thuyết là tuyên truyền; nêu gương th́ người ta sẽ nghiêm túc học tập.

      Do đó, “khai hóa hiển thị chân thật chi tế” th́ Tế () có nghĩa là “cứu cánh biên tế” (bờ mé rốt ráo), rốt ráo là bờ mé, bờ mé là rốt ráo. Chân thật chi tế giả, Phật chi tri kiến (Chân Thật Tế chính là tri kiến của Phật). Mục tiêu chung cực của kinh Pháp Hoa “khai Phật tri kiến, thị Phật tri kiến, ngộ Phật tri kiến, chứng Phật tri kiến”, khai, thị, ngộ, nhập; nhập chứng. Phật tri kiến là ǵ? Phật tri kiến tự tánh. Mục tiêu chung cực trở về tự tánh, trong Thiền Tông nói [chuyện này] là “đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Minh tâm kiến tánh Chân Thật Tế, là “tri kiến của Phật” như kinh Pháp Hoa đă nói. T huệ đức tướng trong tự tánh của chúng ta đều tỏ lộ, trong Phật pháp gọi điều đó là “thành Phật. Nay chúng ta mất tự tánh, tức là mê mất Phật tri kiến, hiện thời biến thành tri kiến của chúng sanh. Tri kiến hiện thời của chúng ta rất bất hảo! Q vị hăy suy nghĩ, tri kiến phổ biến trong xă hội hiện tại là ǵ? Dùng hai chữ để biểu thị, quư vị thừa nhận hay không? Một là tài, hai sắc. Tri kiến của con người hiện thời, trừ tài và sắc ra, họ c̣n biết điều ǵ nữa? Hiện thời, khắp nơi trên địa cầu, tri kiến này là phổ biến. Q vị hỏi họ, họ yêu thích nhất, rất mong đạt được điều ǵ? Một của cải, hai là sắc, hai thứ ấy, niệm niệm chẳng quên các thứ ấy. Trong kinh, đức Phật đă nói về hai thứ ấy rất hay, “tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê”. Đức Phật bảo năm thứ ấy được gọi là “năm cội rễ của địa ngục”. H nói đến tài sắc, chắc chắn sẽ liên quan ba điều sau. Tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê là tri kiến phổ biến trong xă hội hiện tại, chính là những th đó! Trong Phật pháp, chúng được gọi là ǵ? Năm loại dục vọng! Tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê được gọi là Ngũ Dục, đáng sợ quá! Đó là năm cội rễ của địa ngục, hễ có một điều là không được rồi. Trọn đủ cả năm điều, quư vị hăy nghĩ xem tương lai sẽ đi về đâu? Phiền phức khá lớn! Chúng ta chẳng học Phật bèn không biết, học Phật mới biết rơ ràng, rành rẽ, đầu tiên là phải cứu chính ḿnh. Chúng ta ắt phải nhảy ra khỏi hố sâu Ngũ Dục, tự cứu rồi sau đó mới có thể cứu người khác. Chính ḿnh chẳng cứu bản thân được, làm sao có thể cứu chúng sanh? Câu này vẫn chưa giảng xong ư nghĩa đă hết thời gian rồi, chúng ta học tới đây, ngày mai chúng tôi lại tiếp tục. Cám ơn mọi người.

 

Tập 132

 

 Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin hăy ngồi xuống. Xin xem Đại Thừa Lượng Thọ Kinh Giải, trang một trăm bốn mươi chín, ḍng thứ bảy từ dưới đếm lên, xem từ “khai hóa hiển thị Chân Thật chi Tế”, xem từ chỗ ấy.

      Tiểu đoạn này giảng về hạnh lợi tha của Bồ Tát. Phần trước giảng về tự lợi, đoạn này giảng về lợi tha. Trong đoạn Diệu Hạnh Hiển Thật của phần lợi tha, câu này là chủ yếu. Bồ Tát giúp đỡ chúng sanh, quan trọng nhất là giúp chúng sanh khai ngộ, giúp chúng sanh thành Phật, “Chân Thật chi tế” là thành Phật. Nay chúng ta nói “khai hóa hiển thị”“thân hành, ngôn giáo”,khai hóa”ngôn giáo, “hiển thị” thân hành. Không chỉ là phải giảng giải, mà c̣n phải nêu gương cho người khác thấy. Nêu gương ǵ? Chân Thật Tế chính là dáng vẻ của Phật, nêu dáng vẻ của Phật cho mọi người thấy, bảo ban mọi người: “Hết thảy chúng sanh vốn là Phật”. Các đồng học học Phật nhất định phải thừa nhận câu này, chúng ta vốn đều là Phật, sao biến thành nông nỗi này? Chênh lệch với Phật lớn như thế? Kinh Hoa Nghiêm nói rất hay: “Chỉ v́ vọng tưởng, chấp trước, nên không thể chứng đắc”, chúng ta liền hiểu rơ: Sở dĩ chúng ta biến thành phàm phu do vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Chúng ta phải quay về địa vị Phật, quay về làm Phật. Chỉ cần buông vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xuốngđược. Nói rất đơn giản, một câu nói là đă có thể nói xong, nhưng thực hiện nhất định khó khăn. Chúng ta xem phần chú giải tiếp theo, ngày hôm qua đă học hai câu đầu: Khai hóa giả, tức Pháp Hoa kinh chi khai Phật tri kiến. Hiển thị giả, tức thị Phật tri kiến” (Khai hóa là “khai Phật tri kiến” trong kinh Pháp Hoa. “Hiển thị” là “thị Phật tri kiến”). Trong kinh Pháp Hoa, sau đó c̣n có hai câu nữa: Ngộ Phật tri kiến”, khai, thị, ngộ, nhập. Câu cuối cùng là “nhập Phật tri kiến”, câu cuối cùng là chứng quả, quư vị thật sự thành Phật. Ba câu trước, mỗi câu sau sâu hơn câu trước. Đầu tiên là giảng cho quư vị ḥng quư vị hiểu, biết có chuyện như thế: Hết thảy chúng sanh vốn là Phật”. B Tát nêu gương cho chúng ta thấy, tấm gương ấy được nói trong b kinh này.

Thuở tại thế, Thích Ca Mâu Ni Phật suốt đời nêu gương cho chúng ta thấy, tấm gương ấy chính là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Đức Phật hoàn toàn biểu hiện trong cuộc sống, biểu hiện trong giáo học. Công việc của đức Phật là giáo học, bốn mươi chín năm giống hệt như một ngày. Chúng ta biết: Sau khi ngộ, ngộ ǵ? Thật sự hiểu, thật sự minh bạch. Sau khi hiểu, phải nhập cảnh giới này, phải nghiêm túc học tập, học sao cho giống hệt như đức Phật. Ở đây, các vị Bồ Tát dự hội, kinh nói là một vạn hai ngàn người; trên thực tế, nhục nhăn của chúng ta chẳng thấy vô lượng vô biên Bồ Tát đều tới tham dự pháp hội này, đến trang nghiêm đạo tràng. Các đồng học trong đạo tràng tŕnh độ không đều, phàm phu chẳng thấy các Ngài, nhưng Nhị Thừa có thể thấy. Nhị Thừa là Thanh Văn và Duyên Giác. Hàng Quả trong chúng Thanh Văn thể thấy, bậc Tu Đà Hoàn như vậy rất nhiều. Một ngàn hai trăm năm mươi lăm [vị Thanh Văn đều]đại Bồ Tát tái lai, các Ngài đến biểu diễn pháp. Tiểu Thừa th́ Tứ Quả lẫn Tứ Hướng đều có, Đại Thừa th́ các Bồ Tát thuộc những địa vị Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng đều hiện diện. Có thể thấy pháp hội này vô cùng trang nghiêm. Chữ Tế trong “chân thật chi tế” chính là “cứu cánh biên tế” (究竟邊際: bờ mé rốt ráo). Trên thực tế, “chân thật chi tế” chínhPhật tri Phật kiến. Tri kiến của Phật chẳng có ngằn mé. Đối với chuyện này, kinh điển Đại Thừa có đến mấy chục danh từ đều để nói về chuyện này. Nếu giải thích theo cách hiện thời, sẽ là chư pháp Thật Tướng” (Thật Tướng của các pháp). Tướng chân thật ấy chính là chân tướng của hết thảy các pháp, quư vị đều hiểu, đều rơ ràng, đó là Phật tri Phật kiến. Chân tướng là ǵ? Chân tướng là giả tướng, tướng là giả, Thể là không, vạn pháp đều là Không. Hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng”, đóPhật tri Phật kiến. Chúng ta đă mê, hoàn toàn chẳng biết chân tướng sự thật, ngỡ thật sự có, nên trong các cảnh giới bèn khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước, đó là tri kiến phàm phu. Trong cảnh giới, Phật tri Phật kiến liễu giải, nên Ngài chẳng khởi tâm động niệm, chẳng phân biệt, chấp trước, như như bất động trong cảnh giới. Đó là Chân Thật Tế.

      Nhất bộ Tịnh Độ diệu pháp” (một bộ Tịnh Độ diệu pháp): Chữ “nhất bộ” chỉ kinh Lượng Thọ chúng ta đang học tập. Một bộ Tịnh Độ diệu pháp này “c thể thị Phật chi tri kiến” (toàn thể là tri kiến của Phật). Thể tánh của kinh này từ trong tự tánh lưu lộ, từng câu, từng chữ đều xứng tánh, nên nói cử thể”. Từng câu từng chữ trong kinh đều nói về cảnh giới Hoa Nghiêm, nên cổ nhân gọi kinh Lượng Thọ Trung Bổn Hoa Nghiêm, có lư lắm, chẳng phải là nói tùy tiện. “Cố thử kinh trung, tất thị khai hóa hiển thị chân thật chi tế, hàm vị khai thị ngộ nhập Phật chi tri kiến dă” (V́ thế, trong kinh này, ắt phải khai hóa, hiển bày Chân Thật Tế, đều v́ khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật vậy). Khai, thị, ngộ, nhập” điều được nói trong kinh Pháp Hoa, quy hồi bản kinh này, toàn bộ những điều được nói trong kinh này đều là “khai hóa hiển thị chân thật chi tế”. Do đó, câu nói này vô cùng trọng yếu! Chư Phật Như Lai ứng hóa trong mười pháp giới, ứng hóa trong nhân gian, giúp đỡ hết thảy chúng sanh đạt được mục tiêu chung cực. Trong giáo pháp Đại Thừa thường nói “trong cửa nhà Phật, chẳng bỏ một ai”, chữ một ai chẳng phải chuyên chỉ một loại người nào, mà là nói đến tất cả hết thảy chúng sanh. sao? Hết thảy chúng sanh vốn là Phật, làm sao có thể vứt bỏ được? Chỉ v́ họ đă mê, do đă mê rồi nên Phật, Bồ Tát chờ đợi, khi nào duyên của quư vị chín muồi, Phật, Bồ Tát sẽ thị hiện. Khi chưa chín muồi, bèn âm thầm giúp quư vị chín muồi; đă chín muồi, nhất định tiếp dẫn quư vị, giúp quư vị ngộ nhập. Từ chỗ này, chúng ta thật sự lănh hội ḷng từ bi của Phật, Bồ Tát, vĩnh viễn chẳng thể báo trọn ân đức của Phật, Bồ Tát. Dùng phương pháp ǵ để báo ân Phật? Chỉgiống như Phật, Bồ Tát, học theo Phật, Bồ Tát “khai hóa, hiển thị chân thật chi tế”, đó là báo ân Phật. Nghĩ tưởng Phật, Bồ Tát giúp ta ra sao, ta hăy nên giúp người khác như vậy, đó là báo ân. Trừ chuyện này ra, ta chẳng thể [có cách nào khác để] báo ân Phật. Giống như trong kinh Pháp Hoa đă nói “khai thị ngộ nhập Phật chi tri kiến”. Một câu gồm tám chữ ấy trong kinh Pháp Hoa và câu “khai hóa, hiển thị chân thật chi tế” hoàn toàn tương đồng, có cùng một ư nghĩa, cùng một cảnh giới.

      Trí Độ Luận viết”, [nghĩa là] như trong Đại Trí Độ Luận có nói: Như, Pháp Tánh, Thật Tế, thị tam giai thị chư pháp Thật Tướng dị danh” (Như, Pháp Tánh, Thật Tế, ba danh từ ấy đều là tên gọi khác của Thật Tướng các pháp). Ba danh từ ấy đều nói về Thật Tướng của các pháp. Trong kinh Bát Nhă, đức Phật nói danh từ “chư pháp Thật Tướng” nhiều nhất. Thông thường, chúng ta có thể nói như vậy. Nếu có ai hỏi chúng ta: “Phật pháp nói những ǵ? Kinh Phật giảng những ǵ? Quư vị học Phật là học điều ǵ?” Quư vị có thể dùng câu ấy trả lời là được rồi, chư pháp Thật Tướng”; đó là từ ngữ trong kinh văn. Họ hỏi Thật Tướng của các pháp là ǵ? Chân tướng của tấ cả vạn sự vạn vật trong vũ trụ, kinh Phật dùng danh từ “chư pháp Thật Tướng”. Suốt bốn mươi chín năm, đức Phật giảng chuyện này, kinh điển cũng nhằm dạy chuyện này, mỗi ngày chúng ta học tập cũng là chuyện này. Hiểu rơ chân tướng th́ gọi là giác ngộ. Chẳng liễu giải chân tướng sự thật bèn hoặc. Mê phàm phu, ngộ là Phật, Bồ Tát, chuyện như thế đó! Nay chúng ta hăy suy ngẫm, cái được gọi là khoa học và triết học mỗi ngày đang học những ǵ? Vẫn chẳng phải là Thật Tướng của các pháp hay sao? Họ đều đang nghiên cứu chuyện này. hiểu rơ ràng, minh bạch Thật Tướng hay không? Chẳng hiểu ràng, mà cũng chẳng minh bạch. Trong kinh điển, đức Phật thật sự hiểu rơ, thật sự minh bạch chuyện này. Đức Phật dùng phương pháp nào? Đức Phật dùng Giới, Định, Huệ. Do Giới đắc Định, do Định khai Huệ. Trí huệ vừa khai liền hiểu rơ, bèn ngộ nhập Thật Tướng của các pháp. Những nhà khoa học và triết học thế gian nghiên cứu, nhưng v́ sao chẳng thấy rơ ràng, chẳng minh bạch? V́ họ chẳngGiới, Định, Huệ, đấy sự thật. Nếu các khoa học gia cũng dùng phương pháp Giới, Định, Huệ, họ sẽ là Phật, Bồ Tát. Các nhà khoa học nghiên cứu nói chung chẳng tách rời Toán Học, họ coi Toán Học là mẹ của Triết Học. Từ Toán Học đạt được những thông tin rồi mới lại dùng khoa học kỹ thuật để chứng minh. Khoa học kỹ thuật hiện tại đă giúp đỡ những người nghiên cứu rất lớn.

      Chân Giải vân: Thật Tướng diệu xứ tận lư chí cực(diệu xứ Thật Tướng tận lư tột bậc), nên xưng gọi nó là Tế. Tế biên tế” (邊際). Thật Tướng diệu xứ bất luận Sự hay Lư đều vi diệu đến cùng cực, nên dùng chữ Tế để h́nh dung. Chuẩn thượng lưỡng thuyết”, tức là dựa theo hai cách nói trên đây, tắc Chân Thật tức Thật Tướng chi dị danh” (Chân Thật chính là tên gọi khác của Thật Tướng). Chân Thật được nói trong kinh văn chính là Thật Tướng, Thật Tướng như kinh Pháp Hoa và Trí Độ Luận đă giảng. “Chân thật chi tế giả, năi Thật Tướng diệu lư cứu cánh chí cực giả dă” (Chân Thật Tế chính là diệu lư Thật Tướng rốt ráo đến tột bậc), rốt ráo đến tột bậc bèn gọi là Chân Thật Tế, “diệc chánh thị Phật chi tri kiến” (mà cũng chính là tri kiến của Phật). Tri kiến của Phật thấy diệu lư Thật Tướng, chúng ta nhất định phải hiểu rơ ràng, hiểu rành rẽ tri kiến của Phật. Trong tri kiến của chúng ta, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xen tạp trong ấy. Trong tri kiến của Phật, chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, nên Ngài trông thấy. Chúng ta đang bị vọng tưởng và chấp trước nhiễu loạn, nên chẳng thấy chân tướng, những ǵ chúng ta trông thấy toàn là giả tướng, chẳng phải là chân tướng.

      “Hội Sớ viết: Khai hiển chân thật vi hiển thị, vị hội thập giới quy Nhất Thừa, khắc thành Bồ Đề cố” (Sách Hội Sớ nói: “Khai hiển chân thật là hiển thị, nghĩa là đem mười pháp giới quy về Nhất Thừa, quyết định thành Bồ Đề”). Chư Phật Như Lai, Pháp Thân đại sĩ, dùng những phương pháp để giúp hết thảy những chúng sanh c̣n chưa khai ngộ. đây, nêu lên nguyên lư, nguyên tắc và cương lănh trọng yếu của các Ngài, chúng ta phải nên học tập. Tuy chúng ta vẫn chưa thấy diệu lư Thật Tướng, nhưng do đọc kinh điển rất nhiều, cũng biết đại lược một hai phần. Cái “biết” ấy là giải ngộ, chưa phải là chứng ngộ. Trong giải ngộ cũng có tầng lớp cạn sâu khác nhau, chúng ta ắt phải nâng cao cảnh giới của chính ḿnh, phải nghiêm túc nỗ lực; nhưng quư vị thật sự liễu giải chẳng phải do niệm nhiều! Niệm là một biện pháp, phải ghi nhớ điều này, nhằm mục đích ǵ? Nhằm mục đích buông xuống. Khi chúng ta không niệm kinh, trong tâm có rất nhiều vọng niệm. Khi chúng ta niệm kinh, vọng niệm tạm thời ngưng dứt, đó là buông vọng niệm xuống, buông phân biệt, chấp trước xuống. Thời gian chúng ta niệm càng dài, nói cách khác, thời gian buông xuống cũng càng dài. Nếu niệm kinh mà xen tạp phân biệt, chấp trước, sẽ giống như người b́nh phàm trong thế gian đọc sách, tăng trưởng kiến thức, nhưng chẳng tăng trưởng Định Huệ, chẳng liên can ǵ đến Định Huệ; chúng ta nói người ấy làm chuyện thuộc về Phật học, chẳng phải là học Phật. Học Phật chẳng tách ĺa Giới, Định, Huệ. Tách ĺa Giới, Định, Huệ Phật học! Học Phật Phật học khác nhau ở chỗ này!

      Sở dĩ gom mười giới (mười pháp giới) về Nhất Thừa, là do mười pháp giới là giả, huyễn tướng, Nhất Thừa là thật. Nhất Thừa là ǵ? Cơi Thật Báo Trang Nghiêm của c Phật Như Lai Nhất Thừa. Khắc thành Bồ Đề” (quyết thành Bồ Đề), Bồ Đề được nói ở đây chính là Vô Thượng Bồ Đề, quư vị mới có thể chứng Thượng Bồ Đề. Chúng tôi dùng một câu rất nông cạn để giảng câu này để chư vị dễ ghi nhớ, và cũng dễ dàng nắm được phương pháp dụng công. Hội thập giới” quư vị phải coi y báo và chánh báo trang nghiêm và hết thảy các pháp trong mười pháp giới như là Nhất Chân pháp giới. Câu này có ư nghĩa như vậy đó, quư vị sẽ thành Bồ Đề. Lúc chúng ta mới học bèn coi chúng như Nhất Chân pháp giới, đến cuối cùng, nó thật sự là Nhất Chân pháp giới, quư vị bèn chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề. Trước hết bèn coi nó giống như vậy, dần dà, lâu ngày, quư vị sẽ nhận thấy nó là thật, chẳng giả, đạo lư ǵ vậy? Chúng ta đều đă học đạo lư này rồi, chẳng phải là kinh thường nói “cảnh chuyển theo tâm” đó ư? Tâm chúng ta mỗi ngày coi những cảnh giới ấy là Nhất Chân pháp giới, lâu ngày chầy tháng, chúng thật sự biến thành Nhất Chân pháp giới. hội hiện tiền có phải là biến chất hay không? Chẳng biến chất, nhưng cách nh́n đúng là khác biệt. “Lâu ngày chầy tháng” là sao? Tâm quư vị đă định, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chẳng, quư vị thấythật. Một điều đă chân, hết thảy đều chân. Một điều vọng, hết thảy đều vọng. Q vị sử dụng chân tâm th́ hết thảy là thật; quư vị dùng vọng tâm, hết thảy đều là vọng. Có mười pháp giới hay không?Nhất Thừa hay không? Thưa cùng chư vị, hoàn toàn chẳng! Nếu nó là thật sự có, quư vị nghĩ xem v́ lẽ nào nó biến thành t́nh trạng ấy? Nó chẳng phải là thật sự có. Chẳng có pháp nào không phải là “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Tâm của ai, thức của ai? Của chính ḿnh. Tâm của chính ḿnh, thức của chính ḿnh; tâm là chân tâm, thức là vọng tưởng, vọng tâm.

      Chúng tôi rất bội phục các nhà khoa học hiện đại, họ cũng phát hiện niệm lực. Sức mạnh của ư niệm vô cùng to lớn. Bản thân chúng ta chẳng biết, chính ḿnh chẳng th vận dụng. Nếu biết vận dụng, tập trung ư niệm một chỗ, sức mạnh ấy sẽ chẳng thể nghĩ bàn, năng lượng ấy vĩnh viễn dùng chẳng hết. sao chúng ta chẳng thể cảm nhận? V́ ư niệm của chúng ta tán loạn, rất phức tạp, nên niệm lực chẳng tập trung. Do đó, trong kinh, đức Phật đă dạy: Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện” (Chế ngự tâm một chỗ, không chuyện ǵ chẳng hoàn thành). Câu này rất quan trọng! Cũng nghĩa là nếu ư niệm của quư vị có thể chuyên nhất, năng lượng ấy sẽ phát hiện. Năng lượng cùng to lớn, đối với chính ḿnh bèn có thể biến đổi thân thể, có thể trị liệu những bệnh tật nơi thân thể hoặc sức khỏe, chẳng cần dùng thuốc. Ư niệm có thể tiêu trừ và hóa giải bệnh tật. Nếu quư vị hiểu đạo lư được giảng trong Phật pháp, quư vị sẽ thấy điều này chẳng lạ lùng, mà là hiện tượng b́nh thường. V́ sao Phật, Bồ Tát chẳng ngă bệnh? Ư niệm của các Ngài chánh đáng, chẳng có tà niệm. Trong ư niệm của chúng ta, trong A Lại Da Thứctham, sân, si mạn, nghi, ngũ độc phiền năo; trong Mạt Na Thức có oán, hận, năo, giận, phiền bực; cảnh giới bên ngoài có những thứ dụ dỗ mê hoặc như tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê. Ba loại ấy hợp lại, bệnh liền nẩy sanh, quư vị bèn mắc bệnh. Quư vị phải biết: Trong ba thứ ấy, chỉ cần thiếu một thứ, cái nhân gây bệnh chẳng có duyên, bệnh vẫn chẳng sanh khởi được. Ba thứ ấy đều đầy đủ, bệnh tật liền hiện tiền, nguyên nhân là như thế đó. Đây chính là bệnh lư được giảng trong giáo pháp Đại Thừa, [bệnh lư] là nguyên lư gây ra tật bệnh. Câu kế tiếp là: Chân thật chi tế giả, dĩ nhất Phật thừa vi pháp nhai tế cố” (Chân Thật Tế lấy một Phật Thừa làm pháp tối hậu). Trong giáo pháp Đại Thừa, Chân Thật Tế có tiêu chuẩn là nhất Phật thừa, nói theo thực tế th́ nó chẳng có ngằn mé.

      Kế đó là hựu Chân Giải viết” (sách Chân Giải lại nói), sách Chân Giải giảng khá tỉ mỉ. Sách giảng: “Nhược y Tiểu Thừa” (nếu theo Tiểu Thừa), Chân Thật Tế tức là đă tu học hoàn tất khóa tŕnh cuối cùng, chúng ta thường nói là “tốt nghiệp, có ư nghĩa này. Người Tiểu Thừa, Thiên Chân Niết Bàn vi Thật Tế” ([coi] Thiên Chân Niết Bàn Thật Tế). Họ đạt tới mục đích này, liền chứng đắc quả vị rốt ráo [trong Tiểu Thừa], chẳng c̣n tiến lên nữa. Do đó, họ chứng đắc quả vị rốt ráo là quả vị A La Hán, trong Tứ Quả và Tứ Hướng, quả vị này cao nhất. “Nhược y Tiệm Giáo, ly Nhị Biên vi Chân Thật Tế” (nếu theo Tiệm Giáo th́ coi ĺa hai bên là Chân Thật Tế). Tiệm GiáoQuyền Giáo Bồ Tát chưa kiến tánh, thông thường là giống như trong Thiền Tông đă nói, ba căn thượng trung hạ đều thuộc về Tiệm Giáo. Trái ngược với Tiệm Giáo là Đốn Giáo, đốn siêu. Đốn Giáo th́ phải là bậc thượng thượng căn mới là đương cơ; thượng, trung, hạ đều chẳng phải là đương cơ, cũng có nghĩaquư vị chẳng hội đủ điều kiện tu học pháp môn ấy. Tiệm Giáo th́ ba căn thượng, trung, hạ đều có phần, họ ĺa Nhị Biên. Nhị Biên là ǵ? Nay chúng ta nóiđối lập”. Giáo này cũng thuộc loại Đại Thừa, khởi đầu của Thật Giáo trong Đại Thừa. Thường nói là “Nhị Biên bất lập, Trung Đạo bất tồn” (Hai bên chẳng lập, Trung Đạo cũng chẳng c̣n), thật sự rời khỏi Nhị Biên. Nhị Biên ư nghĩa cùng rộng răi, Phật pháp thường nói: Chân - vọngNhị Biên, - không Nhị Biên, lớn - nhỏNhị Biên,- ngộNhị Biên, sanh tử Niết Bàn là Nhị Biên. Phàm phu luôn chấp trước một bên. Trong Nhị Thừa có người chấp trước Có, mà cũng có người chấp trước Không, có thể thấy chấp trước chưa phá. “Hai bên Có và Không ta đều chẳng chấp trước” [nói như vậy tức là] quư vị vẫn c̣n chấp trước một cái “hai bên đều chẳng chấp trước”, tức là vẫn c̣n chấp trước. [Nếu thấy] Nhị Biên đều chẳng, tức là quư vị c̣n có “Nhị Biên đều chẳng có”, quư vị thấy có phiền phức hay không? Khi nào thật sự Nhị Biên đều chẳng? Trong hết thảy các pháp, đoạn hết tâm phân biệt; về căn bản, chẳng có tâm phân biệt, quư vị mới có thể nhập cảnh giới này.

      Nhược y thánh đạo Thật Giáo, chư pháp Thật Tướng vi Chân Thật Tế” (nếu nương theo thánh đạo Thật Giáo, Thật Tướng của các pháp là Chân Thật Tế). “Thánh đạo Thật Giáo”Đại Thừa, Thậtchân thật, chẳng hư vọng. Đại Thừa Thật Giáo dùng làm Chân Thật Tế? Dùng chư pháp Thật Tướng, tức là chân tướng của hết thảy các pháp. Chân tướng tâm hiện, thức biến”, Thể của hết thảy các pháp Thật Tánh, c̣n gọi là Pháp Tánh, c̣n gọi là Tự Tánh, c̣n gọi là Bổn Tánh, rất nhiều danh từ! Hết thảy hiện tướng (tướng hiện ra) là huyễn tướng, những hiện tướng ấy thể tánh vĩnh viễn chẳng tách rời. Tánh và tướng bất nhị, tánh tướng như một. Trong Thể, thứ ǵ cũng đều chẳng, nhưng thứ ǵ nó cũng đều có thể hiện. Thể là Không, Chân Không. Chân Không chẳng phải là trống rỗng, nên có thể hiện tướng. Tướng là huyễn tướng; tuy có, trên thực tế là đương Thể tức Không(ngay nơi bản thể chính Không), trọn chẳng th được! Xét theo hiện thời, mọi người mỗi ngày đều xem TV, lấy chuyện này để tỷ dụ th́ cũng rất dễ hiểu. Chúng ta tỷ dụ màn h́nh TV như Thể, hoặc tỷ dụ như tự tánh. Những h́nh ảnh hiện ra trên màn h́nh TV là tướng. Q vị hăy nghĩ xem, h́nh ảnh và màn h́nh vĩnh viễn kết hợp cùng một chỗ. Chẳng có màn h́nh, tướng chẳng thể hiện. Tuy hiện tướng, vọng tướng là vọng tướng, thật thể là thật thể, chẳng liên quan mảy may, nhưng lại chẳng tách rời, đúng là “bất tức, bất ly” (chẳng phải chính là lẫn nhau, nhưng chẳng tách ĺa). Quư vị hăy quan sát cẩn thận, nếu hiểu rơ, ngộ được th́ đó cũng là tu hành, cũng là chứng quả, xem TV cũng có thể thành Phật. Biết điều ǵ? Không và Hữu bất nhị, chân vọng bất nhị. Q vị chẳng chấp trước Nhị Biên. Thể là Không, quư vị chẳng c̣n khởi tâm động niệm. Tướng là giả, cũng chẳng c̣n khởi tâm động niệm. Không khởi tâm, không động niệm, quư vị bèn thành Pháp Thân Bồ Tát, khai thị ngộ nhập Thật Tướng của các pháp, đă ngộ nhập. Đó là thánh đạo Thật Giáo, Đại Thừa giáo thật sự. Sách Chân Giải trước hết dùng Tiểu Thừa và Đại Thừa [để giải thích Chân Thật Tế], có thể nói thánh đạo Thật Giáo là Nhất Thừa. Đây là nói theo lối thông thường, là cách nói b́nh thường.

      Nhược y Tịnh Độ” (nếu theo Tịnh Độ), chúng ta quay lại [xem xét theo khía cạnh Tịnh Độ] v́ chúng ta tu Tịnh Độ, học Tịnh Độ. Trong Tịnh Độ giáo, giảng như thế nào? Quang xiển đạo giáo vi quyền phương tiện, thệ nguyện nhất Phật thừa vi Chân Thật Tế, nhất thật Chân Như hải cố (quang xiển đạo giáo là quyền phương tiện, thệ nguyện nhất Phật thừa là Chân Thật Tế, là biển nhất thật Chân Như vậy). Chúng ta nói mấy câu này trước. “Quang xiển đạo giáo vi quyền phương tiện”, Quyền () quyền xảo (權巧),lợi cho chính ḿnh, cũng có th giúp đỡ người khác, chúng ta thường nói là phương tiện thiện xảo”. “Quyền phương tiện” là phương tiện thiện xảo, vô cùng hay khéo, có th giúp cho chính ḿnh thành tựu, cũng có thể giúp người khác thành tựu. Quang xiển” (光闡) là trí huệ, phải ghi nhớ điều này. Phật pháp t đầu đến cuối chẳng ĺa trí huệ. “Đạo” () là trong hết thảy các pháp đều có đạo lư, đều có phương pháp. “Giáo” () là đức Phật chỉ dạy chúng ta, Bồ Tát dạy bảo chúng ta; thông thường, [Giáo được dùng để] ch tám vạn bốn ngàn pháp môn, đều là quang xiển đạo giáo”. Tám vạn bốn ngàn [pháp môn] là đạo, là đường nẻo, phương pháp, đạo lư. Trong T Hoằng Th Nguyện có nói: Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”; tức là không ch tám vạn bốn ngàn, là lượng vô biên. Phật, Bồ Tát có trí huệ, chúng ta vừa tiếp xúc các Ngài, các Ngài vừa nh́n đă biết chúng ta là căn cơ như thế, đáng nên tiếp nhận loại Phật pháp nào. V́ thế, q vị gặp Phật, Bồ Tát, gặp Pháp Thân đại sĩ, rất may mắn, giống như mắc bệnh mà gặp được bác sĩ giỏi cho quư v uống thuốc liền khỏi bệnh. Nay chúng ta thấy kinh điển đều là các toa thuốc, căn bệnh chúng ta mắc phải có tương ứng với toa thuốc hay không, chính ḿnh không biết! Nếu chúng ta dùng sai toa thuốc, không ch chẳng trị hết bệnh, mà c̣n ngược ngạo khiến cho bệnh nặng hơn! Trong xă hội này, người học Phật biến thành nông nỗi như vậy rất ư là nhiều! Quư vị mở kinh điển ra, s thấy những vị đương cơ được chép trong kinh, đức Phật giảng kinh ấy, có người c̣n chưa nghe xong, mới nghe một nửa bèn khai ngộ, liền chứng quả, đó là ǵ? Đương cơ! H b bệnh cần phải uống thuốc ấy!

      Nay chúng ta chẳng biết chính ḿnh đang mắc bệnh ǵ. Đức Phật nói nhiều pháp môn như thế, kinh điển lắm như thế, cũng chẳng biết bộ kinh điển nào có th hữu dụng đối với chính ḿnh. Chúng ta t́m thiện tri thức, chẳng biết ai là thiện tri thức, t́m không thấy, làm như thế nào? Thuở tại thế, Thích Ca Mâu Ni Phật đă biết t́nh h́nh ấy, chúng ta cách xa đức Phật ba ngàn năm, từ ba ngàn năm trước, Ngài đă biết xă hội hiện tiền. Ngài cũng biết chúng ta là một dúm người cùng nhau học Phật vào ba ngàn năm sau, Ngài thật sự từ bi, biết chúng ta chẳng th t́m thiện hữu. Do đó, trong kinh Đại Tập, lăo nhân gia đă dạy chúng ta đại nguyên tắc, chúng ta th tuân th th́ s chẳngchuyện ǵ, có th thành tựu. Nguyên tắc ấy ǵ? Ngài nói thời kỳ Chánh Pháp giới luật thành tựu. Chánh Phápǵ? Sau khi đức Phật diệt độ một ngàn năm, khéo học giới luật có thể chứng quả, có thể khai ngộ, có thể chứng quả. Thời k Tượng Pháp, Thiền Định thành tựu, tŕ giới không được. Căn tánh của con người chẳng bằng thời Chánh Pháp, phải tu Thiền Định. thế, Phật pháp truyền đến Trung Quốc, nhằm đúng khi Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ một ngàn năm, Phật giáo truyền đến Trung Quốc, một ngàn năm th hai chẳng phải là thời Tượng Pháp ư? Do đó, Thiền đặc biệt hưng vượng tại Trung Quốc, một ngàn năm! Sau một ngàn năm ấy là thời k Mạt Pháp, Mạt Pháp một vạn năm. Hiện tại, một ngàn năm th nhất đă trôi qua, nay chúng ta đang trong một ngàn năm th hai của thời Mạt Pháp. Trong một vạn năm ấy, đức Phật nói Tịnh Độ thành tựu. Chúng ta sanh nhằm thời đại này, chính ḿnh chẳng hiểu căn tánh của chính ḿnh! Nếu quư vị nghe hiểu lời Thích Ca Mâu Ni Phật dạy, quyết định chẳng ng vực, ta chọn Tịnh Độ, nghe lời mà! Nói thật ra, bí quyết thành tựu là thật thà, nghe lời, thật sự làm, bèn thành tựu. Thật s nghe lời bèn thật sự hành. Có rất nhiều tấm gương! Chúng ta thấy người niệm Phật văng sanh được ghi chép rất nhiều trong lịch sử. Trong Phật môn, thường thấy nhất là Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, t thời Huệ Viễn đại sư lập Niệm Phật Đường đầu tiên dưới đời Đông Tấn, mọi người cùng nhau cộng tu niệm Phật văng sanh măi cho đến nhà Thanh, [hành gi tu Tịnh Độ] trải các đời niệm Phật văng sanh được mọi người biết đến đều chép trong b sách ấy.

Những b Văng Sanh Truyện trong thời cận đại, đặc biệt chúng tôi học Phật nhiều năm ngần ấy, đích thân thấy, chính tai nghe những người niệm Phật văng sanh, biết trước lúc mất, chẳng b bệnh khổ, tự tại văng sanh, thật, chẳng giả. Đối với chúng ta nói, thành tựu của những ngườiy chính là Chứng Chuyển trong Tam Chuyển Pháp Luân, h đă chứng minh cho chúng ta: Thời k Mạt Pháp, dùng pháp môn này thật sự thành tựu, xác thật là hy hữu, khó gặp! V́ l đó, lần này, cũng do trên cả địa cầu có lắm tai nạn, mà chúng tôi tạm dừng kinh Hoa Nghiêm lại, chọn giảng bộ kinh này. Đặc biệt chọn giảng chú giải của lăo cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, chúng ta cùng nhau học tập, chia sẻ, kiên định tín tâm đối với Tịnh Độ, thật sự phát nguyện cầu sanh, chẳng có ai không thành tựu! B kinh này và tác phẩm chú giải này trong tám ngàn năm sau, s độ rất nhiều người về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Chúng ta phải quư trọng duyên phận này. Duyên phận này hiếm có, khó gặp! Quang xiển đạo giáo”: Trong Phật giáo, Đại Thừa tại Trung Quốc có tám tông phái, Tiểu Thừa gồm hai tông phái. Hai tông phái ấy [hiện thời] chẳng c̣n nữa, tám tông phái Đại Thừa cũng có một s hữu danh vô thực, phổ biến đều trong một câu này. “Thệ nguyện nhất Phật thừa” chính là tu Tịnh Độ, học Hoa Nghiêm, học Tánh Tông, văng sanh Cực Lạc thành Phật, Nhất Phật Thừa, Chân Thật Tế, nhất thật Chân Như hải cố”.

      Thánh đạo thủ lư nhi phi duy lư, Tịnh Độ dĩ sự nhi phi duy sự” (Thánh đạo thủ Lư nhưng không duy lư, Tịnh Độ dùng Sự nh ưng chẳng chỉ biết có Sự), có nghĩa là ǵ? “Thánh đạo” đây chính là Phật pháp, là Đại Thừa. [“Thủ lư nhi phi duy lư”] là giảng lư cho quư vị, nhưng quư vị đừng chấp trước Lư. H chấp trước là sai mất rồi. Tịnh Độ giảng S cho quư vị, nhưng quư vị cũng ch nên chấp trước Sự, hễ chấp trước liền sai! Nhất định phải tuân th lời dạy của Mă Minh Bồ Tát trong Khởi Tín Luận v thái độ tốt nhất để học Phật, đọc kinh, nghe giáo, “nghe giáo” là nghe giảng:

1) Đừng chấp trước tướng ngôn thuyết: Ch chấp trước ngôn ng của người giảng giải, ch nên chấp trước.

2) Đọc kinh đừng chấp trước tướng văn t, đừng chấp trước tướng danh tự, [đừng chấp trước] danh từ thuật ngữ. Cũng chớ nên chấp trước tướng tâm duyên. Ta niệm đến câu này, bèn nghĩ câu này có ư nghĩa ǵ, sai mất rồi! V́ sao? chẳngư nghĩa. Vạn pháp đều là Không, nó có ư nghĩa ǵ? Đó là ư nghĩa của chính quư vị, chẳng phải là ư nghĩa của Phật, Bồ Tát. Phải hiểu điều này.

Do đó, quư vị th tuân th [các nguyên tắc ấy], ĺa tướng ngôn thuyết, ĺa tướng danh tự, ĺa tướng tâm duyên, quư vị mới thật sự hiểu nghĩa chân thật của Như Lai, tức là trí huệ đức tướng sẵn có trong t tánh bèn l ra, đó là nghĩa chân thật của N Lai. Nếu chúng ta rớt vào trong phân biệt, chấp trước, khởi tâm động niệm, nghĩa chân thật của Như Lai sẽ chẳng, toàn b đều là ư nghĩa của chính ḿnh. Phật pháp khó là khó ch này, mà Phật pháp d cũng là d chỗ này. Đức Phật dạy chúng ta buông khởi tâm động niệm xuống, buông phân biệt, chấp trước xuống, quư vị có thể thật sự làm, quư vị là học Phật thật sự! Bất luận nói Lư, nói Sự, nói Tánh, nói Tướng, nói nhân, nói quả, thảy đều chẳng chấp trước, nghe rành mạch, hiểu rơ ràng, rành rành phân minh, chẳng khởi tâm động niệm, chẳngphân biệt, chấp trước, quư vị đă thật sự nghe lọt, đó là “biết nghe”. Người biết nghe s có thể khai ngộ. K chẳng biết nghe s càng nghe càng mê hoặc, càng nghe càng lắm vấn đề!

Ngay sau đó có một chú thích nhỏ: Tức Sự tức Lư, Sự Sự vô ngại” (Lư chính là Sự, S chính là Lư, S S vô ngại). Đây là đạt đến cảnh giới Hoa Nghiêm, mảy may chướng ngại cũng đều chẳng, sao? Toàn là tự tánh. Giống như khi khai ngộ, Hu Năng đạiđă nói: “Toàn là t tánh”, t tánh là như thế nào? Tự tánh thanh tịnh, chưa h nhiễm dính, vĩnh viễn chẳng nhiễm ô. Nay có b nhiễm ô hay không? Chẳng! Nhiễm ô là A Lại Da, là ư thức. Tự tánh chẳng bị nhiễm ô, tự tánh bất sanh bất diệt, tự tánh viên măn trọn đủ, chẳngmảy may khiếm khuyết, giống như trong kinh Hoa Nghiêm, đức Thế Tôn đă nói: T huệ, đức năng, tướng hảo, chẳng có th ǵ khiếm khuyết. [Tự tánh] vốn chẳng dao động, có thể sanh ra vạn pháp. Tuy có th sanh ra vạn pháp, nhưng giống như các băng tần TV: Chúng ta nhấn nút [chọn] một băng tần, h́nh ảnh liền xuất hiện. Tuy h́nh ảnh hiện ra, chúng ta biết chúng chẳng thật, nên khi đối diện các h́nh ảnh, quư v chẳng khởi tâm động niệm. Khởi tâm động niệm là b h́nh ảnh bên ngoài làm mê, quư vị là phàm phu. Đối trước h́nh ảnh chẳng khởi tâm, không động niệm, chẳng phân biệt, không chấp trước, quư vị đang học Phật. Quư vị nói xem: Có pháp nào chẳng phải Phật pháp? TV mỗi ngày phát h́nh những ǵ? Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Đáng tiếc là quư vị chẳng hiểu, mê muội nơi h́nh ảnh, nên tạo nghiệp, chẳng phải học kinh Hoa Nghiêm, quư vị học kinh địa ngục. V́ thế, trong cảnh giới chẳngchân, vọng, tà, chánh, đúng, sai, thiện, ác, chẳng! Chân, vọng, đúng, sai, thiện, ác đều trong tâm quư vị. Chỉ cần quư vị không động tâm, chuyện ǵ cũng đều chẳng, thiên hạ thái b́nh, cảnh giới Hoa Nghiêm. Khởi tâm động niệm liền biến thành mười pháp giới, liền biến thành lục đạo tam đồ. l đó, cổ nhân từng nói: “Có pháp nào chẳng phải Phật pháp?” Tôi lại nói phỏng theo: “Có pháp nào chẳng phải là Phật Hoa Nghiêm? pháp nào chẳng phải Đại Phương Quảng?” Toàn b đều là. Vấn đề là quư vị có hiểu hay không? Đó là thật, chẳng giả. S Lư ngại, Sự S ngại.

Ư chúng sanh sở nhập, tắc tuy hữu Sự, Lư, Không, Hữu bất đồng, nhi tùng chư Phật tư ta kiến chi” (Nếu theo cách hiểu của chúng sanh th́ có Sự, Lư, Không, Hữu sai khác, nhưng nếu đứng trên quan điểm chư Phật tấm tắc ngợi khen). Đây là trong khi chư Phật, Bồ Tát diễn thuyết, thị hiện, đă hé lộ tin tức. Ở đây, cụ Hoàng cũng đặc biệt vạch ra: Chỉ thập phương Như Lai tán thán Tịnh Tông” nói mười phương Như Lai tán thán Tịnh Tông). Nếu Tịnh Tông chẳng phải thật sự thù thắng, làm sao được mười phương Như Lai tán thán? Chúng ta đọc Tiểu Bổn Di Đà Kinh thấy sáu phương Phật tán thán, đó là khi phiên dịch, Cưu Ma La Thập đạiđă tỉnh lược. Chúng ta xem bản dịch của Huyền Trang đại, thấy ghi là mười phương; bộ kinh [Vô Lượng Thọ] này cũng là mười phương Phật tán thán. Tắc duy thử thệ nguyện nhất Phật Thừa, Nhất Thật Chân Như hải vi chân thật chi tế. Khả kiến Hội Sớ dữ Chân Giải quân dĩ thử Tnhng Nhất Phật Thừa, vi chân thật chi tế, diệc tức Phật chi tri kiến dă” (chỉ có thệ nguyện nhất Phật thừa, biển nhất thật Chân Như này là Chân Thật Tế. Có thể thấy sách Hội Sớ và Chân Giải cùng xem Nhất Phật Thừa của Tịnh Tông là Chân Thật Tế và cũng là tri kiến của Phật vậy). Nói hay lắm, chúng ta chẳng cần t́m ṭi trong giáo pháp Đại Thừa, một bộ kinh này là được rồi! B kinh này do đức Như Lai xuất hiện trên thế gian t ba ngàn năm trước, v́ mọi người chúng ta giảng b kinh này, là một b kinh để thành Phật rốt ráo viên măn trong một đời. thế, cảm được mười phương chư Phật tán thán. Mười phương chư Phật đều khuyên dạy chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ; nếu chúng ta chẳng thể tin tưởng, vẫn muốn làm chuyện khác, đó là ǵ? Thiện căn, phước đức, và nhân duyên của quư vị quá mỏng. Nếu thiện căn, phước đức, nhân duyên dầy, nếu sâu dầy, chắc chắn s là một b kinh này, chẳng cần đến b th hai. Thật sự mong học rộng nghe nhiều th́ phải nên làm như thế nào? Trước hết, hăy niệm kinh Vô Lượng Thọ mười năm. Trong ṿng mười năm không xem b kinh th hai, chuyên tu một b kinh này, quư vị sẽ đắc định, chuyên tu tŕ giới. Nghe kinh mỗi ngày, nghe kinh s càng hữu ích cho quư vị. Thời c chẳng thuận tiện như vậy, ai giảng cho quư vị? Không ai giảng cả! Hiện thời thuận tiện, hiện thời đĩa CD.

      Đĩa CD cũng là vô thường! Q vị thấy trong mấy chục năm qua, thu đầu chúng ta thấy là máy thâu âm, dùng băng cuộn thành một đĩa tṛn. Vài năm sau liền biến thành băng cassette, băng cassette thuận tiện. Sau này, biến thành CD, nay biến thành VCD, ngày càng tiến bộ, thường xuyên biến hóa. Chúng ta phải nắm vững cơ hội, dùng thời gian mười năm để chuyên nghe kinh Lượng Thọ, nghe suốt mười năm. Mỗi ngày tốt nhất thể dành ra mười tiếng đồng hồ, nghe kinh mười giờ, sao? Xóa sạch phân biệt, chấp trước, vọng tưởng. Quư v chẳng nghe kinh th́ chẳng phải là suy nghĩ loạn x đó sao? Nghe kinh sẽ chẳng th suy nghĩ loạn xạ. Phương pháp dụng công là như vậy, chẳng nghe kinh bèn niệm A Di Đà Phật, suốt ba năm hoặc năm năm, chúc mừng quư vị, quư vị thật sự th đắc Niệm Phật tam-muội. Cũng th nói là tâm thanh tịnh hiện tiền, vọng niệm ít đi, kinh Phật thường nói là phiền năo nhẹ nhàng, trí huệ tăng trưởng, quư vị đạt hiệu quả này. Sau bảy năm, tám năm, quư vị có thể khai ngộ; chưa th đại triệt đại ngộ th́ tối thiểu cũng có cảnh giới đại ngộ. Sau mười năm, quư vị lại xem đọc hết thảy các kinh điển Đại Tiểu Thừa rất d dàng, học rộng, nghe nhiều. Quư vị phát tâm hoằng pháp lợi sanh, liền thật sự được Phật, Bồ Tát gia tŕ, sao? Quư vị có công sức ấy, Phật, Bồ Tát gia tŕ t l thuận với công sức của quư vị. Q vị có một phần công sức, Phật gia tŕ một phần. Quư v có mười phần công sức, Ngài bèn gia tŕ mười phần. Bất luận học cũng đều nhanh chóng; đó mới là con đường tắt thật sự. V́ thế, mười năm đáng giá lắm! Chẳng làm như vậy, suốt đời bất luận học pháp môn nào, muốn thành tựu đều hết sức khó khăn, chúng ta chớ nên không biết điều này!

      Chúng ta lại xem tiếp: Kim c đại sĩ, v chư chúng sanh tuyên diễn” (nay các vị đại sĩ, v́ các chúng sanh tuyên diễn), tuyên() là tuyên giảng, diễn () là biểu diễn. “Tuyên là ngôn giáo, diễn là thân giáo. Thập phương chư Phật đồng tán chi thệ nguyện nhất Phật thừa, cố vân: Khai hóa hiển thị chân thật chi tế” (thệ nguyện Nhất Phật Thừa được chư Phật mười phương cùng khen ngợi, nên nói: “Khai hóa hiển thị Chân Thật Tế”). Câu này nói rất hay, chuyện này cũng là sự thật. Một đời này, tôi giảng kinh năm mươi hai năm, trạng huống pháp duyên khi giảng các kinh luận nhiều ngần ấy đều chẳng thù thắng bằng pháp duyên của kinh Vô Lượng Thọ. Giảng b kinh này, thính chúng đặc biệt đông, đặc biệt thù thắng. Chẳng phải là một lần! Tôi giảng mười lần, lần này là lần th mười một. Một lần, hai lần là ngẫu nhiên, nhưng mỗi lần đều thù thắng như vậy, cho thấy pháp hội này đích thực được mười phương Như Lai tán thán, mười phương Như Lai gia tŕ. Học tập bộ kinh này, đương nhiên cũng chẳng có ngoại lệ. Quư v thường đọc tụng kinh điển nhà, nếu chú tâm s thấu hiểu. Đọc kinh Lượng Thọ đọc kinh khác, quư vị cảm xúc khác biệt. Đối với chuyện này, tôi tin sâu, chẳng ngờ. Chúng ta cầu mong Phật, Bồ Tát gia tŕ, cầu Phật, Bồ Tát xoa đầu, thọ kư cho chúng ta, quư vị niệm kinh Lượng Thọ sẽ đạt được. Q vị niệm một lần được Phật, Bồ Tát gia tŕ quư vị một lần, xoa đỉnh đầu một lần.

      Kế đó: “Nhược viên hội Tông Hạ” (nếu dung thông với Tông Hạ), Tông Hạ (宗下) ở đây là Thiền Tông. Phần trước giảng về Tịnh Tông, nay nói về Thiền Tông. Thiền Tông th́ Như Bố Đại ḥa thượng viết: Chỉ giá tâm tâm tâm thị Phật… Nhất thiết vô như tâm chân thật” (Như Bố Đại ḥa thượng nói: “Chỉ có cái tâm này, tâm tâm là Phật, hết thảy không có ǵ chân thật bằng tâm”). Tâm ở đây chẳng phải là trái tim thịt. Quả tim thịt chẳng có bản lănh ấy, tâm cũng chẳng phải là ư niệm của chúng ta. Vọng niệm không được! Vọng niệm chẳng có năng lực to tát dường ấy! Mà là chân tâm của chúng ta, chân tâm là ǵ? Có thể hiện vạn pháp. Khi khai ngộ, trong câu cuối cùng, Hu Năng đại sư đă nói: Nào ngờ tự tánh có thể sanh ra vạn pháp”, nên nói hết thảy không có ǵ chân thật bằng tâm, đều do chân tâm hiện. Chân tâm ở chỗ nào? Hết thảy vạn pháp đều là chân tâm. Điều này nêu rơ Th và Dụng bất nhị, tánh và tướng như một. Chúng ta thấy hiện tượng, chân tâm chẳng thấy. Cái Thể của hiện tượng khả năng hiện ra hiện tượng, cái Th ấy là chân tâm, nên Tánh, Tướng, Thể, Dụng chẳng hai! Trong giáo pháp Đại Thừa thường nói: “Tâm này chẳng thể nghĩ bàn”. Kinh Kim Cang nói “ba tâm chẳng thể được”. “Tâm q khứ chẳng thể được, tâm hiện tại chẳng thể được, tâm vị lai chẳng thể được”. Những câu ấy trong kinh Kim Cang đă xếp chân tâm và vọng tâm cùng một chỗ, chân tâm là như thế, mà vọng tâm cũng là như thế, đều là bất kh đắc, nói lời chân thật với chúng ta. Phật là ǵ? Chân tâm Phật, do quư vị chưa từng rời khỏi chân tâm, lẽ nào quư vị chẳng phải là Phật? Đức Phật nói hết thảy chúng sanh vốn là Phật, chẳng nói sai tí nào, ch v́ chính quư vị không biết. Chân tâm ở chỗ nào? Thân này do chân tâm hiện, nên thân chân tâm. Thân của ta do chân tâm của ta hiện; thân quư v cũng do chân tâm của ta hiện. Cây cối, hoa, cỏ, núi, sông, đại địa đều do chân tâm của ta hiện, có thứ chẳng phải! Chỉ v́ tâm chẳng phải vật chất, cũng chẳng phải tinh thần. Do chẳng phải là vật chất, nên mắt, tai, mũi, lưỡi, thân của chúng ta chẳng tiếp xúc nó được. Nh́n chẳng thấy, cũng chẳng nghe được, chúng ta cũng chẳng s được. Do chẳng phải tinh thần, nên chúng ta nghĩ tới nó cũng chẳng được, nên nói làchẳng thể nghĩ bàn”. Khi nào quư vị có thể thấy nó? Quư vị thật sự đạt đến chẳng nghĩ, chẳng bàn, liền thấy nó. Đức Phật bảo chúng ta: Đối với hết thảy vạn sự vạn vật chẳng khởi tâm, không động niệm, chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, nó liền hiện tiền, quư vị liền thấy. Từ tướng q vị thấy tánh, quư vị thấy giống hệt như Hu Năng đại sư đă nói, nó là thanh tịnh. Hiền Thủ quốc sư bảo “t tánh thanh tịnh viên minh thể”, người thật sự kiến tánh nói như vậy.

      Cố tri chân thật chi tế tức thị tự tâm. Minh tự bổn tâm, kiến tự bổn tánh” (V́ thế, biết Chân Thật Tế chính là t tâm. Hiểu rơ bổn tâm, s thấy bổn tánh của chính ḿnh). Đây là như Thiền Tông nóiminh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, thành Phật ǵ vậy? Thành bổn lai Phật (vị Phật sẵn có, Thiên Chân Phật), quư vị mới phát hiện chính ḿnh mười phương hết thảy chư Phật Như Lai chẳng hai, chẳng khác, và Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật cũng chẳng phải ngoại lệ, cùng do một tâm hiện! Tức v khai hóa hiển thị chân thật chi tế” (chính là nhằm để khai hóa, hiển bày Chân Thật Tế). “Đản Niệm Phật pháp môn, diệc phục bất nhị” (nhưng pháp môn Niệm Phật cũng chẳng hai), phải hiểu đạonày: “Tâm này là Phật, tâm này làm Phật”. Điều quan trọng nhất là cốt sao quư v thật sự hiểu rơ, thật sự biết “tâm này là Phật”, đó là ư nghĩa trong Thiền Tông. “Chỉ giá tâm tâm tâm thị Phật”: Cái tâm ấy chính là chân tâm của chính ḿnh, nay chúng ta đă mê nên biến thành phàm phu. Do đó, nghe Phật khai thị, chúng ta phải tin tưởng, chớ nên hoài nghi, hoàn toàn tiếp nhận, hoàn toàn khẳng định, tâm ta Phật,chân Phật, Phật chẳng nói lời giả. Nay nếu muốn cho chân tâm của chúng ta hiển hiện, làm cách nào? Tiếp theo là “tâm này là Phật”, làm Phật như thế nào? Niệm Phật làm Phật. Hết thảy các pháp sanh t tâm tưởng. Khi tâm quư v tưởng Phật, quư v đang làm Phật. Khi tâm tưởng Bồ Tát, quư vị đang làm Bồ Tát. Tâm tưởng danh lợi, quư vị đang làm [chúng sanh trong] địa ngục. sao? Trong giáo pháp Đại Thừa, đức Phật dạy tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê là năm cội r của địa ngục, vậy th́ [k mơ tưởng danh lợi] chẳng phải là đang địa ngục ư? Niệm liền biến thành nấy! Cảnh giới bên ngoài chẳng thật, hai mươi tám tầng trời chẳng thật. Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật, tứ thánh pháp giới cũng chẳng thật. Tướng, tánh không, S có, Lư không, nên chúng ta chẳng th nói nó là có, mà cũng chẳng th nói là nó không có. Đối trước y báo và chánh báo trang nghiêm trong pháp giới, phải học theo chư Phật, Bồ Tát, chẳng khởi tâm, không động niệm, chẳng phân biệt, không chấp trước, đó là đúng, quư vị Phật tri Phật kiến. Sau đó, quư vị sống trong thế gian này, S Lư ngại, Sự S ngại, quư vị tự nhiên th nêu gương tốt giúp chúng sanh giác ngộ, đó là hành Bồ Tát đạo.

      Cố niệm Phật chi bổn tâm, chánh thị chân thật chi tế” (V́ thế, bổn tâm niệm Phật chính là Chân Thật Tế), thưa thật cùng quư vị: Tuy quư v niệm Phật, nhưng chính quư vị không biết, v́ q vị chẳng biết bổn tâm, chỉ biết vọng tâm. Phải biết chân và vọng chẳng hai, gốc và ngọn chẳng hai, vọng tâm niệm Phật, nhưng chân tâm cũng chẳng tách ĺa! Buông vọng xuống s là chân tâm. Cố vân nhất thanh Phật hiệu, nhất thanh tâm. Hựu kinh vân: Nhược nhân đản niệm A Di Đà, thị danh Vô Thượng Thâm Diệu Thiền (V́ thế nói: “Một tiếng Phật hiệu, một tiếng tâm”. Kinh lại nói: “Nếu ai ch niệm A Di Đà th́ gọi là Vô Thượng Thâm Diệu Thiền). Đức Phật nói hai câu kinh văn ấy trong kinh Đại Tập, lời chân thật đấy nhé! “Đản niệm A Di Đà Phật là chuyên niệm A Di Đà Phật. Trong kinh này, đức Phật dạy chúng ta: Phát Bồ Đề tâm, một mực chuyên niệm”. Nói đơn giản, Bồ Đề tâm chân thành tâm, thanh tịnh tâm, b́nh đẳng tâm, chánh giác tâm, từ bi tâm, mười ch ấy. Chúng ta phải phát cái tâm đó, trong cuộc sống hằng ngày, công việc, đăi người, tiếp vật, đều chẳng ĺa tâm Bồ Đề, đó là phát [Bồ Đề tâm] thật sự. Nếu chỉ là niệm Phật lạy Phật bèn phát cái tâm ấy, nhưng trong cuộc sống hằng ngày bèn quên bẵng, đó chẳng phải thật sự phát Bồ Đề tâm. Thật s phát sẽ tốt lắm! Thật sự phát, công đức to lớn. Thật sự phát, s giúp cho chính ḿnh nâng cao cảnh giới, tăng cao phẩm v cầu sanh Tịnh Độ của chính ḿnh. Tây Phương Cực Lạc thế giới là pháp Đại Thừa. Trong cảnh giới Đại Thừa, lấy Bồ Đề tâm làm cơ sở, nên chẳng th khôngBồ Đề tâm. Thể của Bồ Đề tâm chân tâm, chân thành, Tự Th Dụng thanh tịnh, b́nh đẳng, giác, tức là tựa đề của kinh này. T biTha Th Dụng, x sự, đăi người, tiếp vật một mực t bi, thực hiện trong cuộc sống hằng ngày. Nói là “phát” th́ phát mà chẳng làm được, tức là giả, chẳng thật, nhất định phải thật sự làm được, đi, đứng, ngồi, nằm chẳng ĺa Bồ Đề tâm.

      Chúng ta lại xem đoạn kế tiếp: Hựu đệ tam phẩm trung” (lại nữa, trong phẩm th ba), phẩm th ba vẫn thuộc T Phần, tức phần Phát Khởi Tự, “đại giáo duyên khởi” (duyên khởi thành lập giáo). Như Lai dục chửng quần manh, huệ chân thật chi lợi” (Như Lai v́ muốn cứu vớt chúng sanh, ban cho cái lợi chân thật): “Chửng” () là chửng cứu (拯救: cứu vớt), “quần manh” (群萌)lục đạo chúng sanh, tức các chúng sanh trong lục đạo. A Di Đà Phật, Thích Ca Như Lai niệm niệm chẳng quên các chúng sanh đang khổ nạn, giúp đỡ họ bằng cách nào? Dùng lợi ích chân thật để giúp họ. “Huệ” () là bố thí, cúng dường, ban ân huệ. Chân thật chi lợi”, lợi ích chân thật là ǵ? Như đă nói trong phần trên, ch niệm A Di Đà Phật đă là Chân Thật Tế, đó là lợi ích chân thật. Niệm Phật văng sanh Tây Phương Tịnh Độ, bất luận phẩm v nào, trong một đời quyết định chứng đắc Phật quả viên măn. Đấy mới là lợi ích chân thật, trọn chẳng phải là bảo quư vị lại luân hồi trong lục đạo, cũng chẳng bảo quư v làm Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, chẳng phải vậy! Thẳng chóng, ổn thỏa, thích đáng giúp đỡ quư vị thành Phật, lợi ích chân thật là như thế đó. “Đệ bát phẩm trung, trong phẩm thứ tám là phẩm Tích Công Lũy Đức, Pháp Tạng tỳ-kheo trụ chân thật huệ, dũng mănh tinh tấn, nhất hướng chuyên chí trang nghiêm diệu độ (Tỳ-kheo Pháp Tạng tr Chân Thật Huệ, dũng mănh tinh tấn, một mực dốc chí trang nghiêm cơi nước mầu nhiệm). Câu kinh văn này hết sức hay khéo chân thật khôn sánh, tỳ-kheo Pháp Tạng là tiền thân của A Di Đà Phật. Lúc Ngài c̣n tu nhân đă “trụ chân thật huệ, dũng mănh tinh tấn. Chân thật hu chính là Chân Thật Tế, dũng mănh tinh tấn làm ǵ? giúp lục đạo chúng sanh trong hết thảy các cơi Phật khắp hư không trọn pháp giới viên thành Phật đạo trong một đời, nên dũng mănh tinh tấn. Họ thành Phật sớm một ngày th́ các chúng sanh trong mười pháp giới đắc độ sớm một ngày. H thành Phật trễ một ngày, tức là chúng sanh trong mười pháp giới phải chịu kh thêm một ngày. Pháp Tạng Bồ Tát chẳng phải chính ḿnh, v́ chúng sanh.

      “Nhất hướng chuyên chí”, một phương hướng, chuyên chí” là chuyên tâm kiến tạo thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc được kiến tạo như thế nào? Trong phần sau, chúng ta s đọc đến. Trong ấy có một phẩm giảng v lịch s của thế giới Cực Lạc được kiến tạo như thế nào. Ngài đến thăm hết thảy các cơi Phật trong khắp pháp giới hư không giới; nói theo cách hiện thời, Ngài đi khảo sát, học tập, chọn lấy các ưu điểm và những ch tốt đẹp trong hết thảy các cơi Phật, xa ĺa các khuyết điểm trong các cơi Phật. V́ vậy, thế giới Cực Lạc tập trung tinh hoa của hết thảy các cơi Phật để tạo dựng. Những điều tốt, thiện, đẹp của hết thảy các cơi Phật đều hoàn toàn có trong thế giới Cực Lạc. Những điều không tốt, khiếm khuyết như lục đạo th́ thế giới Cực Lạc chẳng. A Di Đà Phật chẳng dựa vào tưởng tượng vu vơ! Chúng ta đọc những đoạn kinh văn này thấy hợp t́nh, hợp lư, Ngài đi tham quan, khảo sát, thu thập các tài liệu, nên khi thế giới Cực Lạc thành tựu, hết thảy chư Phật Như Lai đều tán thán! Kinh nói ba th chân thật là Chân Thật Tế, chân thật lợi và chân thật huệ, nói ra ba th ấy. Chân thật chi tế, chân thật chi lợi, chân thật chi huệ, thật vi nhất kinh chi cương. Tương ư hạ lưỡng phẩm văn trung tường luận chi” (Chân Thật Tế, Chân Thật Lợi, Chân Thật Hu thật sự cương lănh của kinh này. Trong phần kinh văn của hai phẩm kế tiếp s luận định cặn kẽ). Trong hai phẩm sau, chúng ta s đọc đến, [tức là hai phẩm] Đại Giáo Duyên Khởi Đệ Tam và Pháp Tạng Nhân Địa Đệ Tứ; Pháp Tạng Nhân Địa Đệ T là Chánh Tông Phần.

      Siêu quá thế gian chư sở hữu pháp. Tịnh Ảnh Sớ viết: Vị quá Phần Đoạn, Biến Dịch thế gian nhất thiết pháp dă” (Vượt trỗi các pháp vốn có trong thế gian”. Tịnh Ảnh S giảng: “Nghĩa là vượt qua Phần Đoạn, Biến Dịch, hết thảy các pháp thế gian”). Tiểu Hu Viễn đạiđời Tùy đă giải thích câu “siêu quá thế gian chư sở hữu pháp”. Nói đến Quá () th́ Quá là vượt qua. Vượt khỏi hai th Phần Đoạn và Biến Dịch sanh tử. Hai th sanh t ấy bao gồm hết thảy các pháp trong thế gian. Thế gian này có Phần Đoạn sanh tử. Do có từng giai đoạn một, nên gọi là Phần Đoạn. Rơ rệt nhất là chúng ta sanh vào thế giới này, vài chục năm sau t vong, đó là một giai đoạn. Sanh tử th́ chư vị phải biết: Thân sanh tử, nhưng linh tánh bất tử. Thân chẳng phải ta, linh tánh là ta, linh tánh bất sanh, bất diệt. Khi mê, chẳng gọi làlinh tánh” mà gọi làlinh hồn”. Gọi nó làlinh hồn” là nói khách sáo, ca tụng nó. Trên thực tế, nó chẳng linh, mà là mê hoặc, điên đảo! Do đó, tại Trung Quốc, kinh Dịch gọi nó là du hồn” (遊魂), rất có lư, v́ sao? tốc độ rất lớn, hết sức bất ổn định, trôi nổi khắp nơi, nên gọi là “du hồn”. Kinh Dịch nói “du hồn vi biến”, “biến” () đầu thai trong lục đạo, nó lại t́m một thân th khác. V́ thế, chúng ta liễu giải chân tướng sự thật này, [sẽ biết] vinh hoa phú quư trong đời này giả, chẳng cần chụp bắt nó, v́ sao? Chẳng phải là th tốt đẹp. Phải nghiêm túc tu hành, hy vọng đời sau thù thắng hơn đời này, điều này rất trọng yếu. Thù thắng bậc nhất, thù thắng khôn sánh là đến thế giới Cực Lạc làm Phật, đó là thù thắng chân thật, chẳng có ǵ quan trọng hơn! Điều ǵ trong thế gian này cũng đều là giả, luân hồi rất kh sở, chẳngư nghĩa ǵ. Hễ luân hồi th́ chúng ta nhất định phải biết: Như trong kinh đức Phật đă nói, quyết định là thời gian trong ba ác đạo dài dằng dặc, thời gian trong ba thiện đạo ngắn ngủi!

      sao? Đừng hỏi ai khác, chính ḿnh suy ngẫm s biết. Quư vị nghĩ xem: Ngày hôm nay, t sáng đến tối, ta khởi tâm động niệm là thiện niệm nhiều hay ác niệm nhiều? Nếu ác niệm nhiều hơn thiện niệm, chẳng phải là vào trong tam đồ ư? Thiện niệm nhiều hơn ác niệm, khẳng định quư vị chẳng đọa tam ác đạo, chẳng cần phải hỏi ai khác. Khởi tâm động niệm chính ḿnh là sai lầm, v́ chính ḿnh t tư t lợi, căn bản là chẳng có ta, quư vị coi thân này là ta, v́ nó phục vụ, nó tạo tội nghiệp, sai bét rồi! Thân này chẳng phải là ta, là một công c ta có, chúng ta phải lợi dụng công c này để “nh vào gi mà tu chân”, nhờ cái thân gi này để tu Tây Phương Cực Lạc thế giới, đó là đúng. Do đó, nhất định phải nhận thức rơ ràng chân tướng sự thật, nắm lấy thời gian quư báu trước mắt. Th ǵ quư báu nhất? Thời gian quư báu nhất. Chúng ta dùng thời gian ấy để khéo niệm Phật, khéo học kinh Lượng Thọ, đó là chuyện lớn nhất trong một đời này. Hiểu ràng, minh bạch kinh, khăng khăng một mực niệm một câu Phật hiệu này, chẳng có ai không thành tựu, chẳng có ai không thành công. Không chỉ vĩnh viễn thoát ly lục đạo, c̣n thoát ly mười pháp giới, thật sự phát tâm làm một đệ t ngoan của A Di Đà Phật. Khởi tâm động niệm chẳng ĺa kinh giáo, chẳng ĺa Phật pháp. Pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng thật, cần ǵ phải nghĩ đến chúng? Thật s buông xuống đúng. Trong phần trước, tôi đă thưa cùng quư vị phương pháp, b ra mười năm công phu nhằm thành tựu chính ḿnh; mười năm quư vị sẽ khai ngộ, sau đó mới xem những kinh luận khác để thành tựu Hậu Đắc Trí của chính ḿnh. Hậu Đắc Tríǵ? Không ǵ chẳng biết. Cần Hậu Đắc Trí để làm ǵ? Cần Hậu Đắc Trí ḥng giúp đỡ chúng sanh; chúng sanh phẩm loại khác biệt, chẳng phải ai nấy đều có th tiếp nhận cùng một phương pháp. Quư vị môn nào cũng đều thông, môn nào cũng hiểu, nhưng chẳng có mười năm công phu, [dẫu] học rộng nghe nhiều, nhưng quư vị chẳng làm được, [sẽ chẳng th giúp đỡ chúng sanh]. Trước hết, phải thành tựu chính ḿnh, sau đấy mới có thể giúp đỡ người khác. Hôm nay đă hết thời gian rồi, chúng ta học tới ch này.

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Phần 66 hết

 

 

 



[1] Xin lưu ư cách tính theo lối cổ này khác với cách hiểu thông thường về chữ Triệu (million) hiện thời. Theo cách hiểu hiện thời, Triệu là một trăm vạn, tức sáu số 0 sau số 1, c̣n Triệu trong cách tính này là một vạn ức, mà Ức là một vạn vạn, tức là Ức=10.000x10.000, như vậy Triệu ở đây là 10.000x10.000x10.000 (12 số 0 sau số 1; như vậy triệu của Trung Hoa bằng một triệu triệu thông thường). Mười Triệu là một Kinh, mười Kinh là một Cai. Do đó, Cai là 10x10=100 Triệu, tức là 1à mười bốn số 0 sau số 1.

[2] Kinh Xưng Tán Đại Thừa Công Đức do ngài Huyền Trang dịch vào đời Đường. Trong kinh ấy, khi đức Phật ngự tại điện Bảo Hoa, Đức Nghiêm Hoa Bồ Tát bèn thưa hỏi: “Thế nào là bạn ác của Bồ Tát, Bồ Tát mới học cần phải biết để xa ĺa?”. Đức Phật bèn dạy các phương pháp để phân biệt, cũng như nói rơ tội hủy báng Đại Thừa, giảng giải các danh nghĩa Đại Thừa.

[3] Vương Khải, tức là Hạ Khải (2197-2188) trước Công Nguyên, là vị vua thứ hai trong vương triều nhà Hạ, là con vua Vũ. Ông tính t́nh lạnh lùng, cương nghị, nhưng tiết kiệm, kính lăo, tôn hiền, chăm chỉ nên được mọi người kính trọng. Khi c̣n sống, vua Hạ Vũ tính truyền ngôi cho Cao Dao, nhưng Cao Dao mất sớm, nên truyền ngôi cho Bá Ích. Do mọi người kính trọng Hạ Khải, nên Bá Ích bèn nhường ngôi cho Hạ Khải. Việc Hạ Khải nối ngôi Hạ Vũ đă mở đầu truyền thống cha truyền con nối, chấm dứt chế độ “truyền hiền” của các triều đại trước đó. Theo dă sử, Hạ Khải đă đánh nhau với Bá Ích để giành ngôi vua, cũng như chinh phạt bộ lạc Hữu Hộ, cũng như đánh dẹp các con nổi loạn v́ họ muốn giành ngôi với thái tử Thái Khang. Hạ Khải đă lưu đày đứa con út hung hăng nhất là Vũ Quan đến Tây Hoàng Hà. Do đó, từ thời của Hạ Khải trở đi, không c̣n là thời đại thế giới đại đồng nữa, mà chỉ gọi là Tiểu Khang (hàm ư tạm được, khá an ổn, tuy có chiến tranh, loạn lạc, nhưng chưa đạt đến mức khốc liệt dữ dội như thời Chiến Quốc, quân vương chưa đến nỗi quá sức bạo ngược).

[4] Xuân Thu là giai đoạn từ năm 770 đến 476 trước Công Nguyên, tức là kể năm đầu của triều đại Châu B́nh Vương cho đến năm bốn mươi ba đời Châu Kính Vương (khi ba gia đ́nh quư tộc tiêu diệt hoàng tộc nước Tấn, tách Tấn ra thành ba nước Triệu, Ngụy, Hàn). Trong giai đoạn này, thế lực nhà Châu suy sụp, các vua chư hầu lần lượt nổi lên tranh hùng xưng bá, đặc biệt là Ngũ Bá (Tề Hoàn Công, Tống Tương Công, Tấn Văn Công, Tần Mục Công, Sở Trang Vương). Tên gọi này xuất phát từ bộ sử Xuân Thu của Khổng Tử (thường gọi là kinh Xuân Thu).

Thời Chiến Quốc kể từ năm 476 dến năm 221 trước Công Nguyên (tức là kể từ thời nước Tấn tách thành ba nước cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Nguyên). Do các nước liên tục đánh nhau không ngừng, nên gọi là Chiến Quốc.

[5] Theo truyền thuyết, Toại Nhân là người đầu tiên phát hiện ra lửa, dạy cho nhân dân dùng lửa nấu chín thức ăn; đôi khi Toại Nhân được coi là một trong Tam Hoàng. Theo phát hiện của ngành khảo cổ, Toại Nhân Thị chính là một thị tộc cổ Trung Hoa theo chế độ mẫu hệ, sống chủ yếu bằng săn bắn, biết dùi gỗ lấy lửa, hoặc đập đá cho xẹt ra lửa. Hiện thời, vùng Ân Khư vẫn c̣n di tích của họ. Toại Nhân được coi là thời vua đầu tiên của Trung Hoa. Sau Toại Nhân là Phục Hy và Thần Nông (theo Thượng Thư). Sau họ Thần Nông là các đời vua Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn (gọi chung là Ngũ Đế). Toại Nhân, Phục Hy và Thần Nông thường gọi chung là Tam Hoàng.